Việt Nam lọt top những điểm đến hàng đầu của các CEO APEC muốn đầu tư
Nhân sự kiện APEC 2017, VCCI và PwC đã “Công bố kết quả cuộc khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC thường niên lần thứ 8”. Cuộc khảo sát đã phản ánh góc nhìn của hơn 1.400 CEO và các chuyên gia đầu ngành đến từ 21 nền kinh tế thành viên của APEC về […]
Không thể bỏ lỡ cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc
Hành trình hơn 300 năm cải cách chữ viết của người Việt
HLV Miura trở lại Việt Nam, dẫn dắt CLB TP HCM
Nhân sự kiện APEC 2017, VCCI và PwC đã “Công bố kết quả cuộc khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC thường niên lần thứ 8”.
Cuộc khảo sát đã phản ánh góc nhìn của hơn 1.400 CEO và các chuyên gia đầu ngành đến từ 21 nền kinh tế thành viên của APEC về triển vọng tăng trưởng, các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay.
Đáng chú ý, những nền kinh tế thu hút đầu tư nội địa lớn nhất theo khảo sát sẽ là Việt Nam, Nga, Philippines, Indonesia và Malaysia.
Đặc biệt, những cái tên như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ và Thái Lan là những điểm đến hàng đầu của các lãnh đạo doanh nghiệp APEC khi đầu tư ra nước ngoài.
Báo cáo này nhận định, mức độ lạc quan của các lãnh đạo doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương đạt mức cao nhất trong ba năm bất chấp các mâu thuẫn thương mại.
Có 37% CEO trong khu vực APEC rất lạc quan về tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng tới, tăng từ 28% năm 2016 bất chấp những biến động về chính sách thương mại và căng thẳng chính trị ở nhiều nền kinh tế trong khu vực APEC.
Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp APEC đang gia tăng. Trong đó, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các khoản đầu tư mới.
Chia sẻ về lý do Việt Nam được đánh giá cao như vậy, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam nhận định: “Việc đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu của các CEO APEC không chỉ dựa vào tầm nhìn ngắn hạn vài năm mà là ở tương lai lâu dài.
Mức độ lạc quan của các lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam đang ở mức cao. Điều này không có gì ngạc nhiên. Gần một nửa các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (47%) dự định tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng tới.
Quan điểm lạc quan có thể được nhìn thấy trong ba yếu tố: Nền kinh tế trong nước đang mở rộng, kỳ vọng tăng trưởng mới từ các hiệp định thương mại và các hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ hơn (cả tăng trưởng xuất khẩu khu vực và nội khối), cùng với triển vọng tích cực về đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực tiềm năng.
Duy trì cải cách kinh tế, củng cố các thể chế công và tập trung vào phát triển giáo dục và kỹ năng sẽ là những giải pháp tối quan trọng để giúp Việt Nam sẵn sàng cho tương lai”.
Theo Thuỳ Trang/LDO
Khánh thành Công viên APEC 2017 tại Đà Nẵng
Nga hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão Damrey
-
1Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
2Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.