Việt Nam – Campuchia ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự

21/12/2016 09:48

Sáng ngày 20/12/2016, tại Phủ Chủ tịch, trước sự kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, đồng chí Lê Minh Trí – Viện trưởng VKSNDTC và Bộ trưởng Tư pháp Campuchia ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Campuchia.

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự  Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự là một trong những điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực tư pháp hình sự, là cơ sở pháp lý để các bên ký kết dành cho nhau sự tương trợ tối ta trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ và thực hiện các thủ tục tố tụng giúp việc giải quyết các vụ án hình sự của mỗi bên đạt kết quả cao.

Trước thực trạng gia tăng tội phạm xuyên quốc gia, nhất là hai nước Việt Nam – Campuchia có đường biên giới chung kéo dài thì Hiệp định sẽ giúp hai quốc gia đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mỗi nước. Hiệp định thể hiện việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Việc ký Hiệp định trong khuân khổ chuyến thăm của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đến Việt Nam góp phần củng cố và pháp triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Campuchia.

NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ

Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự được quy định trong Điều 32,33 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự

1. Quyết định việc chuyển yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để khởi tố, điều tra.

2. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ, tài liệu; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 14, 16 và 18 của Luật này trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự theo yêu cầu của nước ngoài.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tương trợ tư pháp.

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người tiến hành và người tham gia hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

2. Tham gia phiên họp của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân.

3. Kháng nghị quyết định có vi phạm pháp luật của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

4. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật.

Thiên Thanh

Nga hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão Damrey

(Kiemsat.vn) – Máy bay của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga chở 40 tấn hàng viện trợ nhân đạo đã đến Việt Nam để hỗ trợ giải quyết hậu quả của cơn bão Damrey.

Thủ tướng: Việt Nam muốn tiếp tục là đối tác kinh doanh tin cậy

Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit).
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang