Vì sao lệnh bắt bị can, bị cáo phải được Viện kiểm sát phê chuẩn?
Vì sao lệnh bắt bị can, bị cáo phải được Viện kiểm sát phê chuẩn?
Nữ giám đốc ngân hàng Agribank tham ô 2.600 lượng vàng xin hiến xác
Lời xin lỗi muộn màng
Kỹ năng kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can
Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 :
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
Như vậy, lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Quy định này của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn kế thừa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Quy định như trên là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát như sau:
1.Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong đó, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố để đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội và không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật. Chính vì vậy, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 tại điểm b khoản 3 Điều 3 đã quy định khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ: Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là việc cơ quan có thẩm quyền cách ly một người ra khỏi đời sống xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, là một biện pháp hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể – quyền cơ bản của công dân được ghi nhận rõ tại Điều 20 Hiến pháp 2013. Do đó, lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Thiên Thanh
VKS phải kiểm sát việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, sau đó trả tự do
Một số điều cần lưu ý khi kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
4Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
7Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.