Vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị phạt tới 200 triệu đồng
(kiemsat.vn) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có thể bị phạt đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đối với tổ chức là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
Sửa đổi một số điều quy định chi tiết Luật Luật sư
Hướng dẫn mới về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
Mới: Tăng tối đa 10 lần mức xử phạt vi phạm trong kinh doanh đa cấp
Theo dự thảo, hình thức xử phạt chính quy định tại Nghị định này bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền.
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Cụ thể, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 triệu đồng đối với tổ chức.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Dự thảo không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra.
Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Xem thêm >>>
Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành KSND
Triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 trong ngành KSND
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
3Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
4Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
67 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
Bài viết chưa có bình luận nào.