Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa

22/05/2020 11:23

(kiemsat.vn)
Vừa qua, VKSND huyện Thái Thụy đã phối hợp với Tòa án nhân dân huyện tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử bị cáo Tạ Hữu Anh cùng đồng phạm phạm tội “Trộm cắp tài sản” và "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" quy định tại khoản 1 Điều 173 và khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự, phiên tòa được VKSND huyện Thái Thụy tiến hành “số hóa” hồ sơ, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa.

Toàn cảnh phiên tòa

Theo Cáo trạng, do thiếu tiền để chi tiêu cá nhân, vào khoảng từ 23 giờ 30 phút ngày 20/11/2019 đến 02 giờ ngày 21/11/2019, tại khu vực chuồng chăn nuôi gà của gia đình ông Dương Ngọc Thanh, sinh năm 1959, ở thôn Chiêm Thuận, xã Thái Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Tạ Hữu Anh, Đào Trung Hiếu, Tạ Ngọc Nam, Tạ Ngọc Lộc đã 03 lần thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, lần thứ nhất trộm cắp 50kg gà trị giá 4.000.000 đồng, lần thứ hai trộm cắp 70kg gà trị giá 5.600.000 đồng, lần thứ ba trộm cắp trộm cắp 79kg gà trị giá 6.320.000 đồng. Tổng tất cả 03 lần: 97 con gà rilai có khối lượng 199kg, trị giá 15.920.000 đồng (Mười lăm triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng), sau khi trộm cắp đươc tài sản các bị can đã mang đến bán cho Phạm Bá Tùng được thu được 10.400.000 đồng (Mười triệu bốn trăm nghìn đồng) rồi chia nhau tiêu sài cá nhân hết. Phạm Bá Tùng không hứa hẹn trước với các bị can khác nhưng biết tài sản do người khác phạm tội mà có mà vẫn mua sau đó mang đi tiêu thụ để kiếm lời, Tùng đã bán được 162,4kg với giá 75.000 đồng/01kg và thu về được 11.205.000đ (Mười một triệu hai trăm linh năm nghìn đồng), như vậy Tùng đã thu lợi bất chính được 805.000 đồng (Tám trăm linh năm nghìn đồng), còn lại 21 con gà trọng lượng 36,6kg trị giá 2.928.000 đồng (Hai triệu chín trăm hai mươi tám nghìn đồng) Tùng chưa kịp đem đi tiêu thụ thì bị Công an thu giữ trả lại cho gia đình bị hại.

Xét thấy, đây là vụ án có nhiều bị can cùng thực hiện tội phạm; tính chất, mức độ, hậu quả hành vi là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện nhiều vụ trộm cắp liên tiếp; đối tượng tiêu thụ tài sản và đối tượng trộm cắp tài sản có quen biết nhau; tài sản là gà thịt các loại, chủ sở hữu khó nhận biết tài sản của mình khi bị mất… Lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo Kiểm sát viên thực hiện việc nghiên cứu kỹ hồ sơ, chuẩn bị dự kiến đầy đủ các tính huống phát sinh, lập luận chặt chẽ, tranh luận thuyết phục về các chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo, kết hợp với việc số hóa hồ sơ để trình chiếu và công bố tài liệu chứng cứ, đấu tranh lời khai với các bị cáo tại phiên tòa. Trước những chứng cứ khách quan, rõ nét, công khai đó nên cả 5 bị cáo đều đầu nhận tội, ăn năn về hành vi của mình đã gây ra và mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa

Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, xác định nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thái Thụy đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo mức hình phạt phù hợp, được Hội đồng xét xử chấp nhận tuyên phạt bị cáo Tạ Ngọc Lộc 10 tháng tù; bị cáo Tạ Hữu Anh 01 năm 03 tháng tù; bị cáo Tạ Ngọc Nam 01 năm tù; bị cáo Đào Trung Hiếu 08 tháng tù và bị cáo Phạm Bá Tùng 01 năm tù.

Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thái Thụy đã chọn vụ án này là phiên tòa rút kinh nghiệm để giúp cán bộ, Kiểm sát viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi nâng cao kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp. Nhận thấy, thực hiện việc số hóa hồ sơ vụ án để công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để việc đánh  giá chứng cứ, xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa thuận lợi, thuyết phục hơn và phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với các bị cáo và những người tham dự phiên tòa có ý thức hơn về tác động tiêu cực của mại dâm đến đời sống xã hội và đạo đức con người, từ đó nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Công tác chuẩn bị Hội nghị chuyên sâu về kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại

(Kiemsat.vn) - Chiều ngày 21/5, tại trụ sở VKSND tối cao, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Trần Công Phàn đã chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị Hội nghị tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2020.

Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt – Trung lần thứ I: Sáng kiến trong hoạt động tương trợ tư pháp  

(Kiemsat.vn) - Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960-26/7/2020), phóng viên Tạp chí Kiểm sát đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về sự kiện Hội nghị Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt – Trung lần thứ I ngày 17/9/2017 diễn ra tại thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang