Tiêu chuẩn để trở thành Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án TAND tối cao
(kiemsat.vn) Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường thanh tra đột xuất
VKSND tối cao tập huấn công tác văn phòng, tổ chức cán bộ và thi đua khen thưởng năm 2017
“Lòng tin và sự yêu thương của nhân dân sẽ quyết định sự tồn vong của chế độ”
Theo đó, để trở thành Viện trưởng VKSND tối cao phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực:
– Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế;
– Đủ tiêu chuẩn chức danh Kiểm sát viên VKSND tối cao.
– Có năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công.
– Có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp và công tố.
– Công tâm, khách quan trong chỉ đạo điều tra, truy tố.
– Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Đối với Chánh án TAND tối cao cần bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực:
– Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Có năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công.
– Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp;
– Công tâm, khách quan trong chỉ đạo công tác xét xử.
– Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.
Xem chi tiết về tiêu chuẩn của các chức danh cụ thể khác tại đây.
Phạm Hằng
(giới thiệu)
TAND tối cao: Chú trọng phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Viện trưởng Lê Minh Trí dẫn đầu Đoàn đại biểu VKSNDTC đi dự Hội nghị VKSND các tỉnh biên giới Việt-Trung lần thứ nhất
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
7Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
8Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
9Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
Bài viết chưa có bình luận nào.