Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại ma túy
(kiemsat.vn) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm: Giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại.
VKSND Tp. Đà Lạt kiến nghị tăng cường phòng, chống ma túy trước Festival hoa
Bị ép sử dụng ma túy có phạm tội không?
Hiểm họa từ “cỏ Mỹ”
Tội phạm ma túy, nghiện ma túy là hiểm họa của các quốc gia dân tộc trên toàn cầu; là nguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV/AIDS và phát sinh nhiều loại tội phạm. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe, giống nòi dân tộc.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Thời gian qua, công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì và đạt được kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy tại Việt Nam còn diễn biến rất phức tạp. Xuất hiện nhiều loại ma túy mới; việc buôn bán, vận chuyển, sản xuất ma túy tổng hợp gia tăng; người sử dụng và người nghiện ma túy tổng hợp tăng nhanh, nhất là trong thanh, thiếu niên và học sinh gây bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, quan điểm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về sử dụng ma túy, nghiện, cai nghiện ma túy chưa đầy đủ, chưa thống nhất; trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được đề cao; hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chậm đổi mới, chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền chưa đạt được hiệu quả mong muốn; việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Để tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2017 phiên họp thường kỳ tháng 2 năm 2017 của Chính phủ; Thông báo kết luận số 43/TB-VPCP ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy; đồng thời tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
1. Xác định rõ công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội; tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm: giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để bảo đảm cho công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy.
2. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống và cai nghiện ma túy theo hướng bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tăng cường công tác phòng ngừa, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, đẩy mạnh công tác cai nghiện tự nguyện, giảm cai nghiện bắt buộc.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy; đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, chú trọng truyền thông qua mạng xã hội về hiểm họa ma túy; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống và cai nghiện ma túy; nhân rộng mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy.
4. Tăng cường các biện pháp đấu tranh với tội phạm ma túy trên các tuyến và địa bàn trọng điểm, xóa bỏ các điểm nóng về mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; trồng cây có chất ma túy. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, phát hiện, kịp thời bắt giữ và truy tố, xét xử nghiêm các tội phạm về ma túy… Rà soát, phân loại, quản lý chặt chẽ người sử dụng, người nghiện ma túy gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.
5. Đa dạng hóa các hình thức điều trị, cai nghiện ma túy: cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, điều trị thay thế bằng Methadone và kết nối các dịch vụ hỗ trợ xã hội sẵn có tại địa phương; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực hệ thống tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy; tăng cường công tác quản lý người nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện. Tổ chức nghiên cứu, sản xuất các bài thuốc và phương pháp điều trị, cai nghiện ma túy an toàn, hiệu quả, đặc biệt là điều trị các rối loạn do sử dụng ma túy tổng hợp. Nhân rộng sử dụng các bài thuốc đông y do Việt Nam sản xuất như Cedemex, Heantos, Bông Sen…
Anh Minh
Lái xe “phê” ma tuý, có được coi là người mắc bệnh tâm thần?
Gia đình trong cuộc chiến chống ma tuý
-
1Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
2Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
3Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
4VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.