Lái xe “phê” ma tuý, có được coi là người mắc bệnh tâm thần?
(kiemsat.vn) Pháp luật hiện hành không coi người bị “ngáo đá” là người mắc bệnh tâm thần do họ đã chủ động sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, BLHS cũng không quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng say rượu, có sử dụng ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.
VKSND Tp. Đà Lạt kiến nghị tăng cường phòng, chống ma túy trước Festival hoa
Bị ép sử dụng ma túy có phạm tội không?
Gia đình trong cuộc chiến chống ma tuý
Trên thực tế có khá nhiều trường hợp các lái xe, nhất là lái xe đường dài sử dụng chất ma túy, họ coi đó như là thuốc “an thần” để giữ tỉnh táo khi làm việc. Theo cơ quan chức năng, để quản lý và phát hiện thì thực sự không dễ.
Trước đó, như báo dan.tri.vn đã đưa tin, tại tỉnh Ninh Bình trong buổi kiểm tra đột xuất các lái xe tải, xe taxi và xe khách trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Sở GTVT tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Y tế, Phòng CSGT, Phòng Cảnh sát ma túy Công an tỉnh cùng đại diện các doanh nghiện trên địa bàn thực hiện kế hoạch kiểm tra sức khỏe cho các lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn đã phát hiện 07 trường hợp dương tính với ma túy. Các tài xế này sau đó đã bị tạm giữ giấy phép lái xe và phương tiện điều khiển.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Trong nhiều năm qua thực trạng lái xe sử dụng ma túy vẫn chưa được kiểm soát, nhiều vụ tai nạn thảm khốc đã diễn ra bắt nguồn từ nguyên nhân lái xe “phê” ma túy nên đã không làm chủ được tay lại. Còn lái xe thì cho biết do các chủ xe lại tạo áp lực bằng những yêu cầu gắt gao về doanh số, số lượt, hành trình,… buộc tài xế phải lái xe với cường độ cao để đảm bảo thu nhập của mình, dẫn đến tình trạng sử dụng ma túy.
Xét ở góc độ y học, sau khi sử dụng Methamphetamine, người “ngáo đá” có triệu chứng của người mắc bệnh tâm thần, tách rời khỏi thực tại (ảo tưởng) hoặc ảo giác. Còn ở góc độ pháp lý, người bị “ngáo đá” là hậu quả của hành vi chủ động, không vô thức khi bắt đầu sử dụng chất ma túy (là một loại chất kích thích mạnh).
Do đó, pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần và không có cơ sở để cho là mất năng lực hành vi dân sự.
Pháp luật hình sự hiện hành chưa có điều khoản quy định riêng biệt đối với người phạm tội trong tình trạng bị kích thích do nghiện ma túy, do “ngáo đá”. Theo quy định tại Điều 14 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 13 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”.
Vì vậy, người phạm tội trong tình trạng “ngáo đá” vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện theo tội danh và hình phạt tương ứng mà BLHS đã quy định như người bình thường.
Xem các tin có liên quan >>>>>
Để vật nuôi gây tai nạn, xử lý nghiêm chủ nhân
Anh Minh
Góp tiền mua ma túy về dùng chỉ có thể xử lý hành chính?
2 chương trình truyền hình Mỹ tố CIA buôn lậu ma túy
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
4 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
5 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
9Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Bài viết chưa có bình luận nào.