Lái xe “phê” ma tuý, có được coi là người mắc bệnh tâm thần?
Ngày đăng : 05:15, 27/09/2017
Trên thực tế có khá nhiều trường hợp các lái xe, nhất là lái xe đường dài sử dụng chất ma túy, họ coi đó như là thuốc “an thần” để giữ tỉnh táo khi làm việc. Theo cơ quan chức năng, để quản lý và phát hiện thì thực sự không dễ.
Trước đó, như báo dan.tri.vn đã đưa tin, tại tỉnh Ninh Bình trong buổi kiểm tra đột xuất các lái xe tải, xe taxi và xe khách trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Sở GTVT tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Y tế, Phòng CSGT, Phòng Cảnh sát ma túy Công an tỉnh cùng đại diện các doanh nghiện trên địa bàn thực hiện kế hoạch kiểm tra sức khỏe cho các lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn đã phát hiện 07 trường hợp dương tính với ma túy. Các tài xế này sau đó đã bị tạm giữ giấy phép lái xe và phương tiện điều khiển.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Trong nhiều năm qua thực trạng lái xe sử dụng ma túy vẫn chưa được kiểm soát, nhiều vụ tai nạn thảm khốc đã diễn ra bắt nguồn từ nguyên nhân lái xe “phê” ma túy nên đã không làm chủ được tay lại. Còn lái xe thì cho biết do các chủ xe lại tạo áp lực bằng những yêu cầu gắt gao về doanh số, số lượt, hành trình,… buộc tài xế phải lái xe với cường độ cao để đảm bảo thu nhập của mình, dẫn đến tình trạng sử dụng ma túy.
Xét ở góc độ y học, sau khi sử dụng Methamphetamine, người “ngáo đá” có triệu chứng của người mắc bệnh tâm thần, tách rời khỏi thực tại (ảo tưởng) hoặc ảo giác. Còn ở góc độ pháp lý, người bị “ngáo đá” là hậu quả của hành vi chủ động, không vô thức khi bắt đầu sử dụng chất ma túy (là một loại chất kích thích mạnh).
Do đó, pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần và không có cơ sở để cho là mất năng lực hành vi dân sự.
Pháp luật hình sự hiện hành chưa có điều khoản quy định riêng biệt đối với người phạm tội trong tình trạng bị kích thích do nghiện ma túy, do “ngáo đá”. Theo quy định tại Điều 14 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 13 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”.
Vì vậy, người phạm tội trong tình trạng “ngáo đá” vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện theo tội danh và hình phạt tương ứng mà BLHS đã quy định như người bình thường.
Xem các tin có liên quan >>>>>
Để vật nuôi gây tai nạn, xử lý nghiêm chủ nhân
Anh Minh