Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao là bí mật nhà nước
(kiemsat.vn) Chiều 15/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước với tỷ lệ 444/447 đại biểu có mặt tán thành (91,55% tổng số đại biểu). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10.
Tăng mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Xây dựng cơ chế bảo vệ đặc biệt đối với doanh nghiệp tố cáo hành vi nhũng nhiễu
Căn cứ tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 3 độ mật: Tuyệt mật, Tối mật và Mật (Ảnh: internet) |
Luật nêu rõ, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc trong 15 lĩnh vực (Chính trị; quốc phòng, an ninh, cơ yếu; lập pháp, tư pháp; kinh tế; khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế... )
Riêng lĩnh vực chính trị bao gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; Thông tin về hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì chiến lược, kế hoạch bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia; tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng Cơ yếu; công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo đảm an ninh quốc gia... cũng không được công khai.
Trong lĩnh vực y tế, thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước cũng thuộc diện mật.
Nhiều nội dung khác cũng là thông tin bí mật gồm chiến lược, kế hoạch, đề án về hoạt động lập pháp, tư pháp; thông tin về việc khởi tố, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với các nước, tổ chức quốc tế; thông tin về lĩnh vực tài nguyên nước; môi trường; địa chất, khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đất đai; biển, hải đảo...
Luật cấm hành vi làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật; Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu; Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông...
Về phân loại bí mật nhà nước: Căn cứ tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 3 độ mật: Tuyệt mật, tối mật và mật.
Trong đó, bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” là bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước độ “Tối mật” liên quan đến lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước độ “Mật” liên quan đến lĩnh vực quy định tại khoản 2 điều 8, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước đã được xác định trước thời điểm Luật này có hiệu lực (1/7/2020) mà quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này thì phải giải mật hoặc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trước ngày 1/7/2023.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau: Cụ thể, 30 năm đối với bí mật nhà nước là mức độ "Tuyệt mật"; 20 năm đối với bí mật nhà nước là mức độ "Tối mật"; 10 năm đối với bí mật nhà nước là mức độ "Mật".
Xem thêm>>>
Danh mục bí mật Nhà nước cần cụ thể ngay trong luật?
Từ 25/02, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước phải bảo đảm bí mật nhà nước
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.