Thế nào là đương nhiên được xóa án tích?
(kiemsat.vn) – Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã sửa đổi cơ bản chế định xóa án tích theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, ổn định để làm ăn, sinh sống.
Mất giấy tờ chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, làm sao để xóa án tích?
Góp ý về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015
Hòa giải thành trước khi ra quyết định miễn TNHS
Hiện nay, việc áp dụng quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về đương nhiên được xóa án tích có hai quan điểm khác nhau.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Quan điểm thứ nhất cho rằng: người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính mà không phạm tội trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015, còn các hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án họ có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, chỉ cần trước ngày phạm tội mới.
Quan điểm thứ hai cho rằng: người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ ngày chấp hành xong toàn bộ bản án mà không phạm tội mới trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Trong hai quan điểm trên thì quan điểm nào đúng?
Về vấn đề này, ngày 07/4/2017, TANDTC đã ban hành Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC hướng dẫn TAND, TAQS các cấp và các đơn vị trực thuộc TANDTC giải quyết như sau:
Khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn…”. Từ khi chấp hành xong bản án ở đây được hiểu là chấp hành xong tất cả hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 70 BLHS năm 2015, theo đó thời điểm để tính đương nhiên được xóa án tích là kể từ khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
So với quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999, quy định tại khoản 1 Điều 70 BLHS năm 2015 là quy định mới có lợi cho người phạm tội, được áp dụng kể từ ngày 01/7/2016.
Như vậy, trong hai quan điểm trên, quan điểm thứ nhất là đúng, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên, cần lưu ý điều kiện để người bị kết án đương nhiên được xóa án tích quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015 không thay đổi so với Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999.
Anh Nga
(giới thiệu)
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.