Mất giấy tờ chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, làm sao để xóa án tích?
Anh tôi đã chấp hành xong án 30 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích vào tháng 9/2013. Nay anh tôi muốn đi làm lý lịch tư pháp để xin việc làm, nhưng đã làm mất chứng nhận chấp hành xong án tù, vậy anh tôi phải làm gì để được xóa án tích?
Thế nào là đương nhiên được xóa án tích?
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích kể từ thời điểm nào?
Những quy định về xóa án tích theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Ảnh minh họa
Trường hợp của bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Theo điều 64 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về việc đương nhiên được xoá án tích:
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Anh bạn bị kết án 30 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích và đã thụ án xong tại thời điểm tháng 9/2013. Như vậy, anh bạn đã chấp hành xong hình phạt tù và đến tính đến thời điểm này là đủ thời hạn ba năm thì đương nhiên được xoá án tích theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Anh bạn muốn làm thủ tục xin xoá án tích thì cần gửi hồ sơ xóa án tích đến Toà án xét xử sơ thẩm yêu cầu công nhận xoá án tích. Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
– Đơn xin xóa án tích;
– Các tài liệu như: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an quận/ huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của nhành Công an);
Trường hợp anh bạn không còn giữ giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam thì anh bạn phải quay lại nơi đã thụ án để xin xác nhận về việc bạn đã chấp hành xong án phạt tù trước đó.
– Bản sao sổ hộ khẩu;
– Bản sao chứng minh nhân dân;
Trong trường hợp đặc biệt, ngoài các giấy tờ trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, anh bạn nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện). Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và khi đó, anh bạn coi như chưa từng bị kết án.
Phạm Hằng
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
8Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
9Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
Bài viết chưa có bình luận nào.