Thẩm phán đang bị khiếu nại có được tiến hành các thủ tục tố tụng khác của vụ án đó không?
(kiemsat.vn) Đó là một trong những vướng mắc được giải đáp tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7/4/2017 của TANDTC về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.
Lương ngành Toà án giống lương hành chính là không hợp lý
Thẩm phán TAND sẽ thay đổi trang phục xét xử từ 01/01/2018
TAND tối cao ra mắt Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Ảnh minh họa (internet)
Đối với những vụ án có khiếu nại, tố cáo, đương sự có đơn yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc xem xét việc thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán đang bị khiếu nại có được tiến hành các thủ tục tố tụng khác của vụ án đó không?
TANDTC đã đưa ra hướng dẫn như sau:
Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và bảo đảm vụ án được giải quyết đúng thời hạn luật định, tránh việc đương sự lạm dụng quyền khiếu nại, tố cáo làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, các điều 500, 501 và 511 của BLTTDS năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại; quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại và quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo, theo đó:
– Người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
– Người bị khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.;
– Người bị tố cáo có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Như vậy, đối với những vụ án có khiếu nại, tố cáo, đương sự có đơn yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc xem xét việc thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán đó vẫn được tiến hành tố tụng cho đến khi quyết định thay đổi Thẩm phán có hiệu lực pháp luật.
Ngân Hà (giới thiệu)
Vướng mắc phát sinh trong áp dụng BLTTDS năm 2015
Kế hoạch triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
-
1Không tự nguyện thi hành án, chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho người khác có phạm tội không?
-
2Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
3Tư tưởng Hồ Chí Minh về “thượng tôn hiến pháp, pháp luật” và ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
Bài viết chưa có bình luận nào.