Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trong tình hình mới
(kiemsat.vn) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Phóng sự ảnh: Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc với VKSND tối cao
Tạp chí Kiểm sát phối hợp tổ chức tuyên tuyền về hình ảnh của Kiểm sát viên trong giải quyết các vụ án liên quan đến động vật hoang dã
Hoàn thiện quy định về biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Toàn cảnh Phiên họp. |
Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong hoạt động PCCC, CNCH
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Đồng thời bổ sung quy định về hoạt động CNCH đối với những sự cố, tại nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân và theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định trong văn bản luật; qua đó, bảo đảm cơ sở pháp lý theo đúng quy định của Hiến pháp để lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Việc ban hành Luật còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang . |
Về quan điểm xây dựng Luật, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, việc xây dựng Luật phải tuân thủ Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; bảo đảm các quy định của Luật được cụ thể và có tính khả thi. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý về PCCC, CNCH; phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm trong quản lý, thực hiện quy định về PCCC, CNCH; kế thừa quy định còn phù hợp, khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung quy định mới để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, CNCH đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Dự thảo Luật gồm 09 chương, 65 điều. Cụ thể: Chương I về quy định chung gồm 11 điều quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động PCCC và CNCH; Chương II về phòng cháy gồm 09 điều; Chương III về chữa cháy gồm 12 điều; Chương IV về CNCH gồm 07 điều; Chương V về xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC và CNCH gồm 06 Điều; Chương VI về phương tiện PCCC, CNCH gồm 04 Điều; Chương VII về bảo đảm điều kiện cho hoạt động PCCC, CNCH gồm 09 Điều; Chương VIII quản lý nhà nước về PCCC, CNCH gồm 04 Điều; Chương IX về điều khoản thi hành gồm 03 Điều.
Rà soát kỹ các Luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật
Báo cáo thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nhất trí sự cần thiết ban hành Luật PCCC và CNCH và cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật PCCC và CNCH nhằm thể chế đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về PCCC và CNCH; luật hoá những quy định hiện hành và bổ sung quy định đầy đủ, toàn diện về hoạt động CNCH mà lực lượng PCCC và CNCH đang được giao đảm nhiệm nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập đang tồn tại, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trong tình hình mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới . |
Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và bố cục của dự thảo Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản tán thành tên gọi, phạm vi điều chỉnh của Luật PCCC và CNCH như Chính phủ trình. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị thể hiện rõ phạm vi điều chỉnh của Luật này bao gồm cả hoạt động CNCH trong khi chữa cháy và hoạt động CNCH thông thường hàng ngày và chỉ điều chỉnh đối với hoạt động CNCH do lực lượng PCCC và CNCH thực hiện; chuyển nội dung phạm vi hoạt động CNCH tại Điều 33 vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật tại Điều 1; bổ sung nội dung điều chỉnh về “quản lý nhà nước về PCCC và CNCH” và rà soát, thể hiện đầy đủ các chương của dự thảo Luật.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với bố cục của dự thảo Luật Chính phủ trình, đồng thời đề nghị bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn các quy định về hoạt động CNCH; tiếp tục rà soát, sắp xếp để bảo đảm sự cân đối, lô-gic giữa các chương, điều của dự thảo Luật, phù hợp với mục tiêu xây dựng Luật. Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục nghiên cứu, thể chế đầy đủ, toàn diện và cụ thể hơn trong dự thảo Luật này các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác PCCC và CNCH, rà soát kỹ các Luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Về quy hoạch PCCC và CNCH, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Chính phủ căn cứ chủ trương của Đảng, kết hợp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch hạ tầng PCCC trong dự thảo Luật để quy định nội dung, yêu cầu cụ thể đối với quy hoạch hạ tầng PCCC và mối quan hệ với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phù hợp với pháp luật về quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về PCCC và CNCH.
Bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn các quy định về hoạt động CNCH
Liên quan đến chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 4), có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC, CNCH; huấn luyện, diễn tập PCCC, CNCH; có chính sách về đảm bảo đầu tư, phân bổ nguồn lực phục vụ PCCC, CNCH phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng miền; chính sách bảo vệ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong hoạt động PCCC & CNCH; chính sách huy động các tầng lớp nhân dân, các lực lượng tham gia PCCC, CNCH; các chính sách cụ thể về xã hội hóa PCCC, CNCH.
Các đại biểu tại Phiên họp. |
Về hoạt động phòng cháy (Chương II), Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, dự thảo Luật cơ bản phù hợp với vị trí, vai trò của các chủ thể trong công tác PCCC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ yêu cầu PCCC đối với từng loại quy hoạch tại khoản 1 Điều 13 để có giải pháp, thiết kế về PCCC phù hợp với từng loại quy hoạch; xác định rõ hơn cách thức áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng loại công trình, dự án; phân loại rõ công trình cải tạo đến mức nào thì mới phải có giải pháp, thiết kế PCCC; rà soát, thống nhất các quy định liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, phân công phối hợp trong thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC…
Đề cập về hoạt động chữa cháy (Chương III), Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định tại Điều 26 để làm rõ trách nhiệm thanh toán chi phí sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh khi thực tập phương án chữa cháy của cơ quan Công an và phục vụ công tác chữa cháy; làm rõ việc bố trí các trụ nước chữa cháy trên mạng lưới cấp nước tập trung hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hay tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về cấp nước.
Liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ (Chương IV), Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, hoạt động CNCH tại Chương IV của dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác CNCH, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn các quy định về hoạt động CNCH nhằm tăng tính minh bạch của Luật, bảo đảm phân định rõ với hoạt động phòng thủ dân sự, hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật hiện hành; cân nhắc quy định về CNCH trong đám cháy; quy định về quan hệ phối hợp trong hoạt động CNCH…
Về lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Chương V), Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục rà soát quy định của pháp luật hiện hành để sắp xếp, bố trí lực lượng PCCC và CNCH hợp lý theo yêu cầu nhiệm vụ, không làm phát sinh tổ chức bộ máy, không chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng, các chủ thể trong quản lý hoạt động PCCC và CNCH.
Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.