Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
(kiemsat.vn) Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 06/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của VKSND
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc với VKSND tối cao
Phóng sự ảnh: Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc với VKSND tối cao
Theo Quyết định này, việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện theo quy trình 3 bước. Cụ thể như sau:
Bước chuẩn bị
Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Văn phòng Trung ương Đảng) hồ sơ vụ việc gồm: Tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và tài liệu có liên quan.
Văn phòng Trung ương Đảng sao gửi hồ sơ vụ việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình đến các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, hồ sơ vụ việc Bộ Chính trị trình đến các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo quy chế làm việc.
Thường trực Ban Bí thư phân công ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư nghe đại diện tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến trước khi tổ chức hội nghị xem xét kỷ luật, nếu đảng viên vi phạm là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư thì đồng chí Tổng Bí thư hoặc Thường trực Ban Bí thư nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.
Bước tiến hành
Ở bước này sẽ tổ chức 2 hội nghị. Thứ nhất là hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định kỷ luật với thành phần tham dự gồm Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng.
Trường hợp cần thiết mời đại diện tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và đại diện tổ chức Đảng quản lý đảng viên.
Tại hội nghị này, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.
Tiếp đến đại diện tổ chức Đảng vi phạm, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến, tổ chức Đảng có đảng viên vi phạm phát biểu.
Trường hợp vắng mặt, đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng trình bày báo cáo kiểm điểm của tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và các ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có).
Ủy viên Bộ Chính trị hoặc ủy viên Ban Bí thư được phân công gặp đại diện tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm trước khi họp xem xét kỷ luật báo cáo về kết quả cuộc gặp, trao đổi.
Sau đó, hội nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật hoặc biểu quyết đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.
Trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật, giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng chuẩn bị hồ sơ vụ việc để Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định không thi hành kỷ luật thì Văn phòng Trung ương Đảng thông báo bằng văn bản đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan biết.
Thứ hai, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định kỷ luật. Thành phần gồm Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, các ban đảng có liên quan.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Chính trị đọc tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.
Tiếp đó, đại diện tổ chức Đảng, đảng viên có vi phạm trình bày ý kiến (nếu đảng viên vi phạm là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tổ chức Đảng vi phạm có người đứng đầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự họp).
Sau đó, hội nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật bằng phiếu kín. Trường hợp Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định không thi hành kỷ luật thì ủy quyền cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông báo bằng văn bản đến tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan biết.
Bước kết thúc
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quyết định thi hành kỷ luật hoặc thông báo không kỷ luật.
Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư triển khai quyết định kỷ luật, thông báo không kỷ luật đến tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoàn chỉnh hồ sơ xem xét, thi hành kỷ luật và bàn giao Văn phòng Trung ương Đảng lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan chấp hành quyết định thi hành kỷ luật.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc với VKSND tối cao
-
1Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy trong ngành Kiểm sát nhân dân tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
-
2Quốc hội nghe các báo cáo về công tác tư pháp năm 2024
-
3Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với VKSND tối cao
-
4 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Trong kỳ báo cáo, Viện kiểm sát nhân dân không để phát sinh vụ việc khiếu nại về hành chính thuộc thẩm quyền
-
5Từ 01/01/2025: Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự có hiệu lực
-
6Với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
-
7VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
8VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế tại Hong Kong
-
9Sau 29,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
Bài viết chưa có bình luận nào.