Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của VKSND
(kiemsat.vn) Ban cán sự đảng VKSND tối cao vừa có Quyết định số 18-QĐ/BCSĐ ngày 15/5/2024 ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của VKSND.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, "chỉ bàn làm, không bàn lùi" để đẩy mạnh chuyển đổi số
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh năm 2024
VKSND tỉnh Nghệ An tổ chức quán triệt các văn bản của Ban cán sự đảng VKSND tối cao
Quy định này gồm 5 Chương, 17 Điều quy định về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của VKSND và xử lý vi phạm. Đối tượng áp dụng Quy định này là cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo VKSND các cấp; người có thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu trên; tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác cán bộ của VKSND.
Mọi hành vi vi phạm phải được xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định
Quy định nêu rõ, công tác kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của Viện kiểm sát quân sự thực hiện theo quy định của Đảng, của Bộ Quốc phòng và những nội dung tương ứng trong Quy định này.
Theo Quy định này, kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của VKSND phải bảo đảm nguyên tắc: Ban cán sự đảng VKSND tối cao lãnh đạo công tác cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân. Lãnh đạo, đảng ủy VKSND cấp cao lãnh đạo công tác cán bộ ở VKSND cấp cao. Ban cán sự đảng VKSND cấp tỉnh lãnh đạo công tác cán bộ ở VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện trực thuộc.
Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, bảo mật; nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong thực hiện kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Mọi hành vi vi phạm về kiểm soát quyền lực và phòng chống, tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ phải được xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định.
Ảnh minh họa. |
8 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn
- Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình.
- Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào việc tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, thực hiện chế độ, chính sách, bảo vệ chính trị nội bộ và các khâu khác trong công tác cán bộ.
- Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.
- Quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất các khâu trong công tác cán bộ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.
- Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi hoặc thực hiện việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển, biệt phái, thanh tra, kiểm tra nhằm tạo điều kiện có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.
- Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thỏa hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
- Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật hoặc sửa chữa, làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.
- Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cho tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ. Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự nhằm vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác.
6 hành vi chạy chức, chạy quyền
- Đối với hành vi chạy chức, chạy quyền, Quy định nêu rõ các nội dung đó là: Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
- Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác, bố trí, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác cán bộ nhằm mục đích có được sự ủng hộ, tín nhiệm, vị trí, chức vụ, quyền lợi.
- Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, chứng nhận sức khỏe, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái,... nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.
- Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác cán bộ nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
- Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phân công, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu, đề cử, khen thưởng bản thân.
- Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác cán bộ nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
Ngoài ra, Quy định còn nêu rõ về các hành vi tiêu cực khác. Cụ thể: Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian, đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự;
Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc, hư hỏng, mất hồ sơ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;
Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được xem xét, thực hiện quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ;
Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai tài sản thu nhập, kê khai lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ, công chức, viên chức, nhất là lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực;
Trực tiếp, thông qua người khác, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác cán bộ.
Quy định mới về thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính
Phiên họp thứ 34 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật trình Quốc hội thông qua tại đợt 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.