Sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế

21/05/2024 20:00

(kiemsat.vn)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Nghị định này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp tỉnh), doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý nhà nước về công tác pháp chế.
Đối tượng áp dụng gồm: a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Doanh nghiệp nhà nước; d) Đơn vị sự nghiệp công lập; đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác pháp chế.

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định bổ sung nội dung: Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 5a) như sau:

Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tham mưu, giúp Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản, hợp đồng theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập cho viên chức, người lao động.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Bổ sung quy định "Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập"

Nghị định bổ sung "Điều 16a. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập" bao gồm:

Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

Trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức bộ phận pháp chế hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế, bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02/7/2024.

Kinh nghiệm xây dựng sơ đồ tư duy báo cáo án hình sự

(Kiemsat.vn) - Báo cáo án hình sự thông qua sơ đồ tư duy là công cụ minh họa, trình chiếu tại cuộc họp như một bức tranh tổng thể của vụ án hình sự, chỉ ra mối liên kết giữa các thông tin, sự kiện, vấn đề chính, cũng như nhận dạng và tìm ra bản chất của vấn đề cần làm rõ trong vụ án một cách logic, chính xác và hiệu quả; giúp cho lãnh đạo tiếp cận và nắm bắt vụ án nhanh, đầy đủ, toàn diện.

Bảo đảm hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Kiemsat.vn) - Để bảo đảm sự vận hành của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả, đúng mục đích, chống lạm quyền, cần xác định các điều kiện bảo đảm, trong đó nhấn mạnh về sự lãnh đạo của Đảng và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ chế pháp lý cần và đủ để các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, người dân kiểm soát được việc thực hiện quyền lực của các cơ quan này…
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang