Quy định mới về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
(kiemsat.vn) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
VKSND tối cao công bố đường dây nóng tiếp nhận tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự
VKSND thành phố Lai Châu công bố Kết luận kiểm sát trực tiếp tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5/2020.
Công tác phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật giữa các cơ quan, tổ chức được quy định cụ thể trong Nghị định 32/2020/NĐ-CP. Theo đó, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Căn cứ yêu cầu cụ thể của từng hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đề nghị các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử; các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật…
Công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành được thực hiện trên Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
Kết luận kiểm tra được Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thông báo bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Tại bản kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản: nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong thi hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với sai phạm...
Bên cạnh đó, Nghị định 32/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về cộng tác viên tham gia theo dõi về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Theo đó, đối tượng là cộng tác viên tham gia theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Các tổ chức theo quy định được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Quy định mới về chi phí quản lý đối với bảo hiểm tai nạn lao động
Phó công an phường bị bắt
-
17 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
2Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
3Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
4Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
6Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Bài viết chưa có bình luận nào.