Quy định mới về chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

13/07/2020 09:46

(kiemsat.vn)
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Nghị định này quy định phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; phụ cấp theo ngày làm việc; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro; trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị; chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần.

Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị; gia đình quân nhân dự bị thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là các đối tượng được áp dụng của Nghị định này.

Theo đó, phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên. 

Ngoài ra, quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên, mức trợ cấp trên được quy định chi tiết tại Nghị định này.

Bên cạnh đó, Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định cụ thể mức trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị. và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị. theo đó:

Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định nêu trên.

Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

Việc tổ chức chi trả trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị được tổ chức thực hiện sau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị.

Nghị định 79/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 21/8/2020, các chế độ, chính sách tại Nghị định này được thực hiện kể từ 01/7/2020.

Chi tiết Nghị định 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp có hiệu lực từ 01/01/2021

(Kiemsat.vn) - Sáng 10.7, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì buổi Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 10 Luật đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Xác định điều kiện “phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau” trong tranh chấp kinh doanh, thương mại.

(Kiemsat.vn) - Điều kiện “phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau” quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 là điều kiện quan trọng để xác định và phân biệt tranh chấp về kinh doanh, thương mại với tranh chấp về dân sự; tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết, có một số vấn đề đặt ra cần phải được làm rõ, bao gồm: (i) Có ĐKKD là gì? (ii) các bên trong tranh chấp có buộc phải ĐKKD không? Và (iii) một số hệ quả liên quan đến quy định về điều kiện có ĐKKD?
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang