Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân
(kiemsat.vn) Ngày 27/12/2017, VKSND tối cao ban hành Quyết định số 539/QĐ-VKSTC kèm theo Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân.
Hướng dẫn công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân & gia đình năm 2018
VKSND tối cao hướng dẫn công tác thống kê và công nghệ thông tin
Ban hành Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố
Ảnh minh họa |
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng là tham mưu cho Viện trưởng VKSND tối cao về các hoạt động: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng hàng năm; định kỳ đánh giá kết quả các phong trào thi đua, khen thưởng; xét duyệt các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;...
Tổ chức của Hội đồng
- Chủ tịch Hội đồng là Viện trưởng VKSND tối cao;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng;
- Uỷ viên thường trực của Hội đồng là Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Uỷ viên gồm: Chánh Văn phòng VKSND tối cao; Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý khoa học; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Chánh Thanh tra VKSND tối cao; Vụ trưởng Vụ THQCT và KSXX hình sự; Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự; Cục trưởng Cục Điều tra; Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin; Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính;
- Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Tham mưu - Tổng hợp thuộc Vụ Thi đua - Khen thưởng.
Đơn vị thường trực của Hội đồng
Đơn vị thường trực của Hội đồng là Vụ Thi đua - Khen thưởng, có nhiệm vụ:
- Phối hợp với các đơn vị trong ngành KSND, các ủy viên Hội đồng phát động các phong trào thi đua; tổ chức đăng ký thi đua; phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến; kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua của các đơn vị ngành KSND; tham gia các hoạt động của Khối thi đua các Bộ, Ngành nội chính trung ương theo ủy quyền;
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị ngành KSND trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND cho ý kiến trước khi trình của Viện trưởng VKSND tối cao quyết định;
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và các điều kiện khác phục vụ các phiên họp của Hội đồng; đề xuất, kiến nghị về công tác thi đua, khen thưởng để Hội đồng cho ý kiến trước khi trình Chủ tịch Hội đồng quyết định; ghi biên bản các phiên họp của Hội đồng;
- Tổ chức triển khai, thực hiện kết luận của Hội đồng; thông báo kết quả các phiên họp của Hội đồng;
- Phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao; VKSND các cấp và các đơn vị có liên quan tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định;
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Hội đồng giao.
Phiên họp của Hội đồng
Hội đồng tổ chức phiên họp định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng để:
- Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua ngành KSND;
- Xét và trình Viện trưởng VKSND tối cao khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, có công lao đóng góp vào sự nghiệp phát triển của ngành KSND;
- Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch hoặc các thành viên khác của Hội đồng.
Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham gia; lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay biểu quyết; trường hợp cần thiết, có thể mời chuyên gia tham dự để cho ý kiến (tuy nhiên không có quyền biểu quyết).
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/12/2017 và thay thế Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành KSND ban hành theo quyết định số 307/QĐ-VKSTC ngày 30/7/2008.
Xem chi tiết Quy chế tại đây.
Bài viết chưa có bình luận nào.