Ban hành Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố
(kiemsat.vn) Nhằm bảo đảm công tác THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thực hiện đúng quy định pháp luật, vừa qua, VKSND tối cao ban hành Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017.
Quy chế tạm thời bao gồm 9 chương, với tổng số 63 điều. Áp dụng đối với VKSND, VKSQS các cấp; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của VKSND, VKSQS các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.
Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Quy chế công tác THQCT và Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao), quy chế tạm thời đã bổ sung một số nội dung mới của BLTTHS năm 2015 về THQCT, kiểm sát việc áp dụng thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại; xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác, cụ thể tại các điều như sau:
Điều 53. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố đối với pháp nhân thương mại bị buộc tội
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, trình tự, thủ tục khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố đối với pháp nhân thương mại bị buộc tội thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quy định của pháp luật khác có liên quan và các quy định tương ứng của Quy chế này.Điều 54. Xử lý, kiểm sát việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự
1. Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự quy định tại Điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự thì tùy từng hành vi, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự.
2. Hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.Điều 55. Đề nghị Cơ quan điều tra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tham gia tố tụng
Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố, khi nhận được đề nghị của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại hoặc người thân thích của họ hoặc xét thấy có căn cứ xác định cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ đối với những người này, thì Kiểm sát viên kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết vụ việc, vụ án xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Xem toàn bộ Quy chế tại đây
-
1Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
2Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
3Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
4Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
5Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
6Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.