Quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ nhằm “giải cứu” Vietnam Airline

18/11/2020 10:53

(kiemsat.vn)
Chiều 17/11, trong ngày họp cuối cùng của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Vietnam Airline lâm nguy

Trước đó, tại cuộc họp do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tổ chức ngày 5/11, ông Trịnh Hồng Quang - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết cả năm 2020 có thể lỗ 13.000 tỷ đồng và sang năm 2021 vẫn lỗ nếu thị trường quốc tế không phục hồi.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) lỗ lớn do đại dịch Covid-19

Việc lỗ lớn dẫn đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 6.270 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương 7.874 tỷ đồng. Nguồn lực tài chính của hãng cũng giảm đáng kể khi lượng tiền và tiền gửi còn khoảng 3.327 tỷ đồng, giảm so với mức 6.540 tỷ đồng đầu năm hay 4.270 tỷ đồng cuối quý II. Tổng vay nợ tài chính đang là 35.056 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ so với đầu năm. Trong đó, Vietnam Airlines đã vay ngắn hạn thêm gần 6.100 tỷ đồng để bù đắp dòng tiền.

Những biện pháp giải cứu Vietnam Airline

Để thực hiện giải pháp này, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, Quốc hội cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng quy định.

Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua; đồng thời, cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A. Cùng với đó là việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát để việc tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định. Tổng công ty Hàng không Việt Nam tiếp tục có giải pháp xử lý giảm lỗ, thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và quan tâm đến quyền lợi người lao động trong điều kiện đại dịch Covid-19 có khả năng chưa thể sớm chấm dứt.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airline 

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này, có ý kiến đề nghị ghi rõ 4.000 tỷ đồng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vấn đề nêu trên thuộc thẩm quyền của Chính phủ, nên để Chính phủ chủ động trong việc tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines theo tình hình thực tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thể hiện quan điểm để bảo đảm việc tổ chức thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả, rất cần có quy định về công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với vấn đề này. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang xây dựng Đề án cơ cấu lại để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mục tiêu của đề án nhằm xử lý giảm lỗ và phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Luật 49/2014/QH13 về đầu tư công quy định tại Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:

1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

b) Công nghiệp điện;

c) Khai thác dầu khí;

d) Hóa chất, phân bón, xi măng;

đ) Chế tạo máy, luyện kim;

e) Khai thác, chế biến khoáng sản;

g) Xây dựng khu nhà ở;

3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Thủy lợi;

c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

d) Kỹ thuật điện;

đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

e) Hóa dược;

g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

i) Bưu chính, viễn thông;

4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

d) Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Y tế, văn hóa, giáo dục;

b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

c) Kho tàng;

d) Du lịch, thể dục thể thao;

đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.

 

 

Đa số DBQH cho rằng chưa cần thiết xây dựng luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

(Kiemsat.vn) - Trước nhiều ý kiến trái chiều của ĐBQH tại phiên thảo luận sáng nay (17/11) về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH về hai nội dung của luật này.

Toàn văn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

(Kiemsat.vn) - Chiều ngày 17/11/2020, sau gần một tháng làm việc, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV đã thành công tốt đẹp. Kiểm sát Online xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang