Đại biểu Quốc hội thảo luận Dự án Luật Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
(kiemsat.vn) Có cần thiết xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trong khi chưa làm rõ mối quan hệ của lực lượng này với Công an xã? Bổ sung 1,5 triệu người vào lực lượng với các chế độ chính sách ngang bằng, thậm chí vượt công chức, viên chức là có phù hợp? Nhiều vấn đề khiến các ĐBQH băn khoăn khi tiến hành thảo luận tại tổ về Dự án Luật Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Khung pháp lý quan trọng bảo đảm giữ gìn, bảo vệ môi trường
9 nhóm vấn đề cần tập trung thực hiện giải pháp sau phiên chất vấn, trả lời chất vấn
Vụ việc tranh chấp Dự án “Khu nhà phố Wall”: Kỳ 3: Giám đốc Công ty Kim Anh phải trả số tiền hơn 93 tỷ đồng
Tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ
Thảo luận tại Tổ số 12, ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, trong Báo cáo tổng kết thi hành các quy định của pháp luật mới tập trung vào 4 lực lượng là lực lượng công an xã, lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và lực lượng dân phòng. Thực tế hiện nay ở các địa phương đang tồn tại một số mô hình tự quản của quần chúng trong bảo đảm an ninh trật tự như câu lạc bộ phòng chống tội phạm, hiệp sĩ đường phố, tổ tự quản an ninh trật tự, tổ công nhân tự quản, mô hình thôn bản bình yên.
Trong đó, nhiều mô hình được chính quyền địa phương quyết định thành lập, có nhiệm vụ tham gia bảo đảm an ninh trật tự khá tương đồng với các lực lượng điều chỉnh trong dự án luật này và được hỗ trợ bảo đảm từ ngân sách nhà nước. Những mô hình thực tế nêu trên chưa được tổng kết, đánh giá về tổ chức và hiệu quả hoạt động trong báo cáo tổng kết để có đề xuất giải pháp mang tính tổng thể việc bố trí lại lực lượng theo hướng tinh gọn đầu mối, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Đại biểu Hà cũng nhận định: “Tờ trình dự án luật không làm rõ việc có tiếp tục duy trì tổ chức và hoạt động của các mô hình, tổ chức tự quản khác của quần chúng trong bảo đảm an ninh trật tự cơ sở hiện nay hay không. Sau khi luật có hiệu lực, nếu tiếp tục duy trì thì chế độ pháp lý đối với các mô hình, tổ chức này quan hệ với lực lượng được luật điều chỉnh sẽ như thế nào?”
Trong dự thảo luật có quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự là lực lượng quần chúng tự nguyện; ông Hà đề nghị làm rõ vai trò phối hợp, tham gia hỗ trợ của lực lượng này trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Cho rằng quy định tuyển chọn công dân tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở trong dự án luật là cần thiết, tuy nhiên, theo đại biểu Hà, việc tuyển chọn cần phát huy tối đa tính tự xây, tự quản của nhân dân, không nên mang nặng tính hành chính.
ĐBQH Trần Hồng Hà, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) |
Góp ý kiến vào dự thảo luật, đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng: Việc xây dựng, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, tác động trực tiếp tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; có nhiều nội dung liên quan đến công tác tổ chức, vị trí pháp lý của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; kinh phí, ngân sách bảo đảm; một số nội dung của dự thảo Luật chưa thống nhất với quy định của một số luật hiện hành; dự thảo Luật cũng chưa đề cập đến các tổ chức tự nguyện, tự quản, các mô hình khác của quần chúng nhân dân đang tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; một số nhóm chính sách mới trong Luật chưa được Chính phủ đánh giá một cách chi tiết, toàn diện, sát thực tiễn. Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương để có thời gian tổng kết, đánh giá sự cần thiết cũng như tính khả thi của chính sách trước khi ban hành Luật.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng hiện nay đã thực hiện chính quy Công an xã, đã đảm nhiệm các nhiệm vụ của Công an xã bán chuyên trách khi Luật Công an nhân dân có hiệu lực; lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chỉ là một trong nhiều lực lượng, tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia bảo vệ an ninh trật tự và cơ bản chỉ có nhiệm vụ “tham gia” cùng lực lượng Công an chính quy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành nghị định quy định việc sử dụng Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Từ đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị không ban hành Luật này vì cho rằng theo quy định của Luật Quốc phòng và Luật Dân quân tự vệ thì đã có lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh nhân dân nên việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ chồng chéo nhiệm vụ.
Cần làm rõ chế độ chính sách cho lực lượng mới
Tại tổ Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng lại cho rằng, không thể nói đây là lực lượng bảo vệ cơ sở, vì nhiệm vụ đề ra trong dự án luật không có nhiệm vụ nào lực lượng này trực tiếp tham gia hay tự chủ trì để thực hiện. Theo đại biểu Minh Hoàng, chúng ta đưa ra luật, nhưng chúng ta chưa đánh giá được tác động chính sách, kể cả với BHYT và BHXH. Theo tính toán của cơ quan trình dự án Luật này, cả nước có 1,5 triệu người trên toàn quốc tham gia lực lượng này và hưởng ngân sách. Nếu Luật được thông qua, chúng ta sẽ giảm được 500.000 người. Song thực tế, đại biểu Minh Hoàng cho rằng, các lực lượng cơ sở sẽ tăng biên chế thêm 800.000 người, chứ không giảm đi. “Theo tôi, chúng ta nghiên cứu ra một lực lượng vừa không chính danh vừa khiến ngân sách đội lên. Tôi đề nghị, phải tính lại bởi hiện tại chúng ta có lực lượng của tổ dân phố, PCCC có lực lượng dân phòng, vậy nên chăm sóc chính sách tốt hơn cho những lực lượng này. Hiện nay, TPHCM và nhiều địa phương khác đang làm tốt các lực lượng này”, đại biểu đoàn TP HCM góp ý.
ĐBQH Nguyễn Minh Hoàng: "Cần đánh giá được tác động chính sách, kể cả với BHYT và BHXH" |
Đại biểu Lưu Thành Công (Đoàn Vĩnh Long) băn khoăn về chế độ, chính sách cho lực lượng mới: “Nói là tinh gọn nhưng Luật đẻ ra bộ máy rất lớn. Quy định trách nhiệm lực lượng bảo vệ này không có gì đặc biệt hơn so với hiện nay đang thực hiện kết hợp. Nhưng có điều chế độ bồi dưỡng hỗ trợ quá lớn, thậm chí giống hoặc nhiều hơn công chức. Có cần thiết thành lập lực lượng này hay không, hay xem xét phát huy lực lượng công an xã và các lực lượng khác ở địa phương như hiện nay thì vẫn có thể được trật tự an ninh và đời sống?”
ĐBQH Tô Lâm: “Chi phí có thể phát sinh là vấn đề cần lưu ý, nhưng không ảnh hưởng Luật này ra đời" |
Tại tổ thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã lý giải nguyên nhân phải đưa ra Luật này. Theo Bộ trưởng Bộ Công an, thực tế lực lượng này đang tồn tại và hoạt động tại các địa phương, chứ không phải ra luật để thêm lực lượng mới. “Chi phí có thể phát sinh là vấn đề cần lưu ý, nhưng không ảnh hưởng Luật này ra đời. Một số lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia chưa được văn bản quy định nên cần tổng kết để đưa vào luật”, Đại tướng Tô Lâm nói.
Hội nghị tập huấn về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên Chính phủ
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.