Phiên toà theo mô hình “phòng xử án thân thiện”
VKSND quận 8, tp Hồ Chí Minh phối hợp với TAND Quận 8 đã đưa ra xét xử vụ án N.T.T phạm tội trộm cắp tài sản, do T chưa đủ 18 tuổi nên phiên tòa được tổ chức theo mô hình phòng xử án thân thiện dành cho người chưa thành niên
Một số yêu cầu sử dụng chứng cứ hỏi cung bị can của Kiểm sát viên
VKSND huyện Đông Hòa xây dựng mô hình tập thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Quy định có lợi và bất lợi của BLHS năm 2015 đối với người từ 14-16 tuổi phạm tội
Toàn cảnh phiên tòa theo mô hình phòng xử án thân thiện
Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ ngày 04/9/2016, NTT đến tiệm Internet Z.1000 số 35A đường 13, Phường 4, Quận 8 ngồi chơi thì phát hiện nhà anh Phương ở bên cạnh không đóng cửa và trên máy giặt có để 01 bóp da nên nảy sinh ý định trộm cắp. N.T.T liền lẻn vào nhà lấy cái bóp da, bên trong có số tiền 20.000.000 đồng rồi đi về nhà cất vào trong tủ. Đến khoảng 21 giờ, T đi ra ngồi gần tiệm Internet Z.1000 để nghe ngóng tình hình xem có ai phát hiện mình lấy bóp không và đánh lạc hướng người khác nếu bị hỏi. Sau đó T đi vào tiệm Internet Z.1000 chơi game thì bị anh Phương phát hiện và bắt giữ.
Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa N.T.T đã thành khẩn khai báo và nhận ra những hành vi sai trái của mình. Trong suốt phiên tòa, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác chỉ gọi tên thay vì bị cáo như trong xét xử các vụ án hình sự khác, luôn nhẹ nhàng, động viên, giáo dục và giải thích cho N.T.T và người giám hộ biết, hiểu những hậu quả và tác hại của các hành vi phạm tội bị pháp luật. Qua đó giáo dục, phòng ngừa tội phạm và hướng thiện cho người chưa thành niên phạm tội.
Căn cứ vào các tình tiết vụ án, tính chất mức độ hành vi phạm tội của N.T.T, Hội đồng xét xử tuyên phạt N.T.T 6 tháng tù giam.
Để xét xử vụ án này, Toà án nhân dân Quận 8 đã bố trí phòng xử án thân thiện, đó là không có vành móng ngựa; người phạm tội được đứng gần với người giám hộ, người bào chữa để được hỗ trợ về tâm lý trong quá trình thẩm vấn, tranh tụng để các bị cáo thấy phiên tòa không phải là nơi mà bị cáo phải nhận sự trừng phạt của pháp luật mà thực sự là nơi giáo dục để bị cáo nhận ra hành vi sai trái của mình, từ đó an tâm cải tạo, tu dưỡng để làm người có ích cho gia đình và xã hội.
Hoàng Minh Pháp/ theo VKSND tp Hồ Chí Minh
“Chồng em làm nghề Kiểm sát”
Những trường hợp người chưa thành niên bị kết án được coi là không có án tích
-
1Gia Lai: Lĩnh án Chung thân, vì mua bán trái phép chất ma túy
-
2VKSND thành phố Tuy Hòa kháng nghị không cho bị cáo hưởng án treo
-
3Xét xử vụ án làm giả hồ sơ cho bác sĩ người Trung Quốc hành nghề tại Việt Nam
-
4VKSND tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
5VKSND TP. Hải Dương phối hợp thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản thế chấp
-
6Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025
Bài viết chưa có bình luận nào.