VKSND huyện Đông Hòa xây dựng mô hình tập thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

01/12/2017 02:20

(kiemsat.vn)
VKSND huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã xây dựng mô hình của tập thể: “VKSND huyện Đông Hòa làm theo văn hóa giao tiếp, ứng xử của Hồ Chí Minh trong việc tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân”.

VKSND huyện Đông Hòa: Xây dựng mô hình tập thể học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

VKSND huyện Đông Hòa phổ biến, triển khai công tác hàng tuần sau giờ đọc báo

Có thể nói: Chân dung nhà văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện rất chân thực, sinh động, cụ thể qua văn hóa ứng xử của Người. Đó là một phong cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, đạo đức cao đẹp. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Huyện ủy về việc định hướng, xây dựng mô hình tập thể “làm theo” tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tổ chức chào cờ đầu tuần, từ tháng 11/2017 và những năm tiếp theo, VKSND huyện Đông Hòa “làm theo” Bác ở một số đặc trưng văn hóa giao tiếp, ứng xử cơ bản sau:

Thứ nhất, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm:

Khiêm tốn là một đức tính, một phong cách cần có đối với mọi cán bộ của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt càng cần thiết đối với cán bộ Kiểm sát, vì hành vi pháp lí của cán bộ Kiểm sát đều đại diện cho Nhà nước. Thiếu sự khiêm tốn cần thiết thì khó tiếp cận, khó thuyết phục được đối tượng cần kiểm sát, khó gây được sự thiện cảm và đồng tình của quần chúng. Khiêm tốn sẽ là một biện pháp, một phong cách để đạt đến sự thuyết phục, giáo dục cao. Thái độ khiêm tốn, hòa nhã, vô tư là sức mạnh của mọi tiếp xúc. Có khiêm tốn thì cán bộ, đảng viên mới được quần chúng tin cậy, gần gũi và cho chúng ta biết những điều chúng ta muốn biết, quần chúng mới nhiệt tình giúp đỡ chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để làm tròn nhiệm vụ. Có khiêm tốn mới có quan hệ phối hợp tốt với các ngành, các cấp và như vậy mới đạt được mục đích trong tất cả các khâu công tác kiểm sát.

Từ phẩm chất khiêm tốn, cán bộ, Kiểm sát viên sẽ dần hình thành phong cách giao tiếp nhã nhặn, lịch lãm khi tiếp xúc với nhân dân, quần chúng, biết đứng đúng vị trí của mình, biết lắng nghe và biết học hỏi từ nhân dân những điều chưa rõ, còn vướng mắc, đảm bảo công việc được diễn ra thuận lợi, được dân tin yêu, gửi trọn niềm tin vào người cán bộ kiểm sát.

Thứ hai, chân tình, nồng hậu, tự nhiên:

Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình, hay một câu nói đùa, Người đã tạo ngay ra một bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một gia đình. Hồ Chí Minh luôn xuất hiện với thái độ tươi cười một cách tự nhiên trong ánh mắt hoặc trên đôi môi. Sự vui vẻ với năng khiếu hài hước được thể hiện đa dạng, phong phú đã xóa đi cái cách bức, những nghi thức trịnh trọng không cần thiết, tạo không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng, giữa những người bạn… Điều đó lý giải vì sao mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt. Một nét nhân cách nổi bật trong giao tiếp, ứng xử của Hồ Chí Minh là khiêm tốn chân thành, sự thân thiện thực lòng với mọi người, không một chút gợi nào cho sự sùng bái cá nhân. Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên, đó chính là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn hóa lớn của mọi thời đại.

Để “làm theo” Bác, mọi cán bộ, Kiểm sát viên VKSND huyện Đông Hòa luôn phấn đấu rèn luyện mỗi người với một cái “Tâm” trong sáng, yêu thương tất cả mọi người, tạo không khí chan hòa, tự nhiên khi làm việc, tiếp xúc với người dân. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân, cán bộ Kiểm sát phải đặt mình vào vị trí họ, thấu hiểu những bức xúc của họ, từ đó có cách hướng dẫn, giải thích và giải quyết đúng đắn theo pháp luật, không nề hà khó khăn, không cửa quyền, nhũng nhiễu với người dân.

Thứ ba, linh hoạt, chủ động, biến hóa:

Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, nên linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ. Do vậy, để “làm theo” Bác đòi hỏi mỗi cán bộ, Kiểm sát viên VKSND huyện Đông Hòa lúc giao tiếp, ứng xử  trong đời sống sinh hoạt hằng ngày và trong suốt quá trình làm việc phải luôn nêu cao tinh thần sáng tạo, chủ động vượt khó, vượt khổ để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Khi được giao nhiệm vụ, cán bộ, Kiểm sát viên phải vạch ra những vấn đề nào còn chưa rõ, chưa nắm chắc để chủ động liên hệ các cán bộ phụ trách, đơn vị cung cấp với ngôn ngữ dễ hiểu, thân tình, thiện chí. Trong giao tiếp với đồng nghiệp, với các đơn vị khác và với người dân cũng không được cứng nhắc, rập khuôn, máy móc, đòi hỏi mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải biến hóa, phát huy tinh thần “hết việc chứ không hết giờ”, phải đặt ra mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ phải hướng đến tiêu chí đảm bảo đạt chất lượng, mang lại hiệu quả cao. Do vậy, trong phong cách ngôn ngữ phải có sự linh hoạt, biến hóa, ngữ điệu tùy theo các đối tượng làm việc: bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng

Thứ tư, uyển chuyển, có lý, có tình:

Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là “luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Để “làm theo” Bác trong phong cách văn hóa ứng xử này, khi giao tiếp với người dân, cán bộ, Kiểm sát viên phải đảm bảo “nói đúng lúc, nói đúng vấn đề, nói đủ”. Trong lời nói giao tiếp phải đảm bảo thấu tình, đạt lí. Phải xem xét tất cả các mặt của một vấn đề một cách khách quan, trách phiến diện, chủ quan, duy ý chí. Cán bộ, Kiểm sát viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật để trong quá trình giao tiếp nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng, nhận thức và tiếp cận vấn đề một cách khoa học, toàn diện, đảm bảo hài lòng người nghe, người tiếp nhận.

Dương Đức

VKSND huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

Thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp đợt II – Khu vực phía Nam

(Kiemsat.vn) - Sáng ngày 02/11 tại Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh, VKSND tối cao tổ chức kỳ thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp và sơ cấp đợt II năm 2017 khu vực phía Nam. Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao, Ủy viên thường trực Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc.

VKSND huyện Đông Hòa kiến nghị phòng ngừa tội cố ý gây thương tích

(Kiemsat.vn) - Trong thời gian từ ngày 16/10/2016 đến 15/10/2017, trên địa bàn huyện Đông Hòa đã xảy ra 39 vụ cố ý gây thương tích. VKSND huyện Đông Hòa đã kiến nghị UBND huyện cần có các giải pháp để hạn chế tình trạng này.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang