Phạt tiền đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí
(kiemsat.vn) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Tuổi nghỉ hưu của lao động nam, nữ điều chỉnh từ ngày 1/1/2021
Nghị quyết 37 đề nghị hỗ trợ phóng viên, lao động cơ quan báo chí
Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân
Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định tại Nghị định này bao gồm: Hành vi vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, thăm dò, khai thác dầu khí; hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu; hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí; hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí và các hành vi khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Cụ thể: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất.
Bên cạnh đó, ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí …
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Nghị định số 99/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020.
Giảm 15% tiền thuê đất đối với người thuê đất bị ảnh hưởng bởi Covid 19
Phạt đến 400 triệu đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
3Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
4Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
67 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
Bài viết chưa có bình luận nào.