Phạm nhân có được chuyển tiền để làm từ thiện không?
(kiemsat.vn) Chú tôi hiện đang chấp hành án phạt tù về tội cố ý gây thương tích. Hiện chú tôi muốn tặng một khoản tiền cho một cháu bé chuẩn bị mổ tim. Tôi muốn hỏi chú tôi có thể chuyển tiền ra ngoài cho cháu bé được không?
Làm thế nào đòi lại tiền đã chuyển nhầm tài khoản?
Bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng thì trình báo ở đâu?
Ảnh minh họa |
Câu hỏi của bạn, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Theo Điều 44, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định:
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Dù chú của bạn đang chấp hành hình phạt tù nhưng không phải bị tước bỏ hết các quyền công dân. Ngoài việc bị cấm ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; cấm đảm nhiệm chức vụ có liên quan, cấm thành lập doanh nghiệp hoặc là có một số hạn chế về cư trú, xuất nhập cảnh… trong một thời hạn nhất định thì chú bạn vẫn có các quyền công dân khác khi đang chấp hành hình phạt tù. Nghĩa là vẫn có thể kết hôn, ly hôn, tặng cho tài sản, lập di chúc, bán nhà, trả nợ, mua xe…
Như vậy, việc chú bạn có nguyện vọng chuyển tiền làm từ thiện thì không bị hạn chế. Việc cho tặng tài sản này được thực hiện bởi một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì hoàn toàn hợp pháp.
Tại Điều 11, Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận; gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân như sau: Phạm nhân khi mới đến cơ sở giam giữ chấp hành án phạt tù có tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tiền mặt), ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đồng hồ, đồ trang sức quý hiếm, tư trang hoặc những đồ vật có giá trị khác phải lập biên bản và niêm phong để gửi vào lưu ký (tiền mặt gửi vào lưu ký thì phạm nhân được sử dụng) để cơ sở giam giữ quản lý, phạm nhân được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù. Trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm lập biên bản giao trực tiếp cho thân nhân hoặc gửi qua đường Bưu điện, cước phí do phạm nhân chi trả. Biên bản nhận hay trả tiền, đồ lưu ký phải mô tả đúng thực trạng số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của đồ vật.
Theo quy định trên, khi đến cơ sở giam giữ chấp hành án phạt tù, chú bạn phải gửi tài sản, tư trang hoặc những đồ vật có giá trị để cơ sở giam giữ lập biên bản và niêm phong gửi vào lưu ký nhằm mục đích quản lý.
Việc chú bạn có nhu cầu chuyển tiền cho em bé mổ tim thì phải được cơ sở giam giữ lập biên bản giao trực tiếp cho em bé đó hoặc gửi qua đường Bưu điện. Phần cước phí vận chuyển sẽ do chú bạn chi trả.
Xem thêm>>>
Có được xét kết nạp Đảng khi em trai đang chấp hành án phạt tù?
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.