Người bị tạm giữ có quyền và nghĩa vụ gì?
(kiemsat.vn) Một trong những quyền mới quan trọng của người bị tạm giữ được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 59) bổ sung là đưa ra chứng cứ.
Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố 06 đạo luật
Điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam
Không tách vụ án khi người bị hại sau đó là bị can
Tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
Quyền của người bị tạm giữ được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 59, gồm:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.
Như vậy, so với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật mới đã bổ sung một số quyền mới của người bị tạm giữ; cụ thể là:
– Nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
– Trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
– Đưa ra chứng cứ;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
Việc bổ sung các quyền mới trên là cần thiết, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ.
Cùng với việc ghi nhận các quyền trên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định, người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam./.
Kỳ Sơn
VKSND TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức hội thảo về xử lý tội phạm công nghệ cao
Quy định mới về thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm của Tòa án
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.