Lưu ý về xây dựng quy chế tiền thưởng với công chức, viên chức theo Nghị định số 73/2024

18/12/2024 10:54

(kiemsat.vn)
Về việc thực hiện chế độ tiền thưởng quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 7587/BNV-TL ngày 26/11/2024 có ý kiến về việc xây dựng Quy chế tiền thưởng đề nghị các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:

Chế độ tiền thưởng với công chức, viên chức theo Nghị định 73/2024 

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì chế độ tiền thưởng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP như sau:

- Thực hiện chế độ tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

- Chế độ tiền thưởng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP được dùng để thưởng đột xuất theo thành tích công tác và thưởng định kỳ hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng Quy chế cụ thể để thực hiện chế độ tiền thưởng áp dụng đối với các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị; gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.

- Quy chế tiền thưởng của cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP phải bao gồm những nội dung sau:

+ Phạm vi và đối tượng áp dụng;

+ Tiêu chí thưởng theo thành tích công tác đột xuất và theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị;

+ Mức tiền thưởng cụ thể đối với từng trường hợp, không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người;

+ Quy trình, thủ tục xét thưởng;

+ Các quy định khác theo yêu cầu quản lý của cơ quan, đơn vị (nếu cần thiết).

- Quỹ tiền thưởng hằng năm quy định tại Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022, được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm của các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Đến hết ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề, nếu cơ quan, đơn vị không sử dụng hết quỹ tiền thưởng của năm thì không được chuyển nguồn vào quỹ tiền thưởng của năm sau.

Những lưu ý khi xây dựng Quy chế tiền thưởng với công chức, viên chức theo Nghị định 73/2024

Theo quy định khoản 3 Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP nêu trên, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện chế độ tiền thưởng, đề nghị người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xây dựng Quy chế tiền thưởng của cơ quan, đơn vị cần lưu ý những nội dung sau:

- Đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP:

a) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);

b) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);

c) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);

d) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

đ) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ);

e) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

g) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

h) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

- Quy định tiêu chí thưởng theo thành tích công tác đột xuất (thể hiện bằng sản phẩm, kết quả cụ thể) và tiêu chí thưởng theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị.

- Mức tiền thưởng đối với trường hợp thưởng theo thành tích công tác đột xuất và trường hợp thưởng theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người.

- Về quy trình, thủ tục xét thưởng đề nghị phân loại theo 02 nội dung thực hiện: Tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và tiền thưởng trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.

Kiểm soát quyền lực nhà nước ở chính quyền địa phương trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Kiemsat.vn) - Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện tư duy đổi mới về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở chính quyền địa phương trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang