Làm gì khi muốn ly hôn mà một bên không đồng ý
Do không tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống, tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý và tìm mọi cách gây khó khăn. Vậy theo pháp luật, tôi có thể ly hôn được không và cần phải làm những thủ tục gì?
Sống với nhau 10 năm, có 4 con chung vẫn không là vợ chồng
Ly hôn: Cha đẻ có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Đi tìm lời giải cho “sóng ngầm” của hôn nhân
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, là khi cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Ly hôn không phải là một việc làm gì đó xấu xa, mà trái lại hết trong mọi trường hợp, ly hôn là giải pháp cuối cùng để giải thoát cho cuộc sống hôn nhân đã lâm vào ngõ cụt của các cặp vợ chồng.
Ảnh minh họa: Internet
Ly hôn được phân thành hai loại là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng đã thỏa thuận được về tất cả các vấn đề hôn nhân, con cái và tài sản. Đơn phương ly hôn hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc một trong hai bên vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình đối với bên còn lại.
Trường hợp của bạn, theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là ly hôn theo yêu cầu của một bên hay đơn phương ly hôn. Về thủ tục bạn phải chuẩn bị các giấy tờ như:
Đơn xin ly hôn;
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực);
Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực), giấy khai sinh của con (nếu có);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (nếu có)…
Khi bên có yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên thì Tòa án mới tiến hành thụ lý đơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào người yêu cầu cũng cung cấp đủ các loại giấy tờ nêu trên. Có một số trường hợp, người vợ hoặc chồng vì không muốn ly hôn với người còn lại nên đã cất giấu một số hoặc tất cả các giấy tờ nêu trên. Vậy trong những trường hợp như vậy, người có yêu cầu ly hôn phải làm gì để Tòa án chấp nhận đơn ly hôn của mình?
Trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, người có yêu cầu có thể ra Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường nơi đã tiến hành đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.
Trường hợp không có chứng minh nhân dân, có thể sử dụng sổ hộ khẩu để thay thế. Việc sử dụng sổ hộ khẩu nhằm mục đích chứng minh người bị yêu cầu cư trú tại địa phương đó. Đây cũng là căn cứ để xác định xem tòa án nào có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp không có sổ hộ khẩu, người có yêu cầu có thể liên hệ với công an xã /phường nơi họ thường trú xác nhận rằng họ là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này có thể làm thành một đơn riêng, cũng có thể nhờ cơ quan công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
Trường hợp không có giấy khai sinh của con (nếu có con chung), người yêu cầu có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.
Khi người có yêu cầu đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể có được đầy đủ các giấy tờ nêu trên (vì một lý do cụ thể, chính đáng) để được giải quyết ly hôn thì người yêu cầu có quyền đề nghị Tòa án yêu cầu người bị yêu cầu cung cấp các giấy tờ cần thiết đó.
Lê Thương
Câu nói ấm tình người sau giờ nghị án
Ngoại tình dẫn đến ly hôn sẽ bị phạt tù
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
4 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
5 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
9Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Bài viết chưa có bình luận nào.