Sống với nhau 10 năm, có 4 con chung vẫn không là vợ chồng
(kiemsat.vn) TAND huyện Sông Hinh, Phú Yên vừa xét xử sơ thẩm, tuyên không công nhận anh K.Y.S và chị H.H.N là vợ chồng. Điều “kỳ lạ” ở đây là, sau hơn 10 năm chung sống, có với nhau 04 con chung, đến nay anh S và chị N vẫn không phải là vợ chồng.
Ly hôn: Cha đẻ có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Đi tìm lời giải cho “sóng ngầm” của hôn nhân
Câu nói ấm tình người sau giờ nghị án
Theo hồ sơ, anh S ( sinh năm 1978) quen cô gái hơn mình đến 08 tuổi là chị N (sinh năm 1970) để rồi sau đó hai người đã chung sống như vợ chồng với nhau từ năm 1996, có tổ chức đám cưới theo phong tục địa phương nhưng không đăng ký kết hôn. Hai người chung sống hòa thuận, hạnh phúc, có với nhau bốn người con, lớn nhất sinh năm 1997, nhỏ nhất sinh năm 2005. Cuộc sống ấm êm được khoảng 10 năm thì hai người phát sinh mâu thuẫn, do không cùng quan điểm sống. Từ đó, cả hai sống ly thân với nhau cho đến nay, không ai quan tâm, giúp đỡ ai. Chỉ bốn đứa con là vẫn ở với mẹ…
Thời gian ly thân cũng đã hơn 10 năm, nay anh S thấy tình cảm không còn, hạnh phúc vời xa nên gửi đơn đề nghị Tòa án giải quyết việc hôn nhân với chị N. Về tài sản không yêu cầu giải quyết. Bốn đứa con để cho chị N tiếp tục nuôi dưỡng…
Chị N cũng đồng ý với anh S về việc giải quyết quan hệ hôn nhân, tài sản giữa hai người, đề nghị Tòa xem xét. Về con chung, chị nuôi hết mà không đòi hỏi anh S phải cấp dưỡng nuôi con.
Xử sơ thẩm, HĐXX TAND huyện Sông Hinh nhận thấy anh S và chị N chung sống với nhau từ năm 1996, trên cơ sở tự nguyên, có tổ chức đám cưới theo phong tục tập quán nhưng từ đó đến nay không đăng ký kết hôn. Do vậy, hôn nhân của hai người là hôn nhân không hợp pháp, không được Nhà nước thừa nhận. Hai người đã có 04 con chung nhưng đã ly thân tính đến tháng 10/2017 là gần 10 năm, không còn tình cảm với nhau và đã được dòng họ giải quyết ly hôn theo phong tục tập quán. Từ đó, HĐXX căn cứ Luật hôn nhân và gia đình, không công nhận quan hệ giữa anh S và chị N là vợ chồng.
Về con chung, tại phiên tòa anh S và chị N thống nhất không yêu cầu giải quyết về tài sản; giao 03 con chung chưa thành niên cho chị N tiếp tục nuôi dưỡng cho đến khi các cháu thành niên, chị N không yêu cầu anh S phải cấp dưỡng nuôi con. Xét thỏa thuận này là tự nguyện, phù hợp với ý kiến của các cháu; riêng cháu lớn nhất đã thành niên nên hai người không phải cấp dưỡng…nên Tòa công nhận sự thỏa thuận này. Tuy nhiên, Tòa cũng tuyên rõ anh S được quyền thăm nom con chung, không ai được quyền cản trở. Nếu anh S lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung thì chị N có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom con chung của anh S. Đồng thời, chị N và các thành viên gia đình không được cản trở anh S trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung.
Hồ Lưu
Kết hôn trái pháp luật – hậu xử thế nào?
Muôn nẻo lý do dẫn đến ly hôn
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.