Kiện toàn Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2020 - 2025

23/11/2023 13:56

(kiemsat.vn)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí vừa ký ban hành Quyết định số 419/QĐ-VKSTC về kiện toàn Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm 17 thành viên do đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng.

Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự Lễ công bố Quyết định thành lập Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 23/3/2021. (Ảnh tư liệu)

Trước đó, ngày 06/12/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký ban hành Quyết định số 600/QĐ-VKSTC ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 600), theo đó, Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập, có chức năng tư vấn cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao những vấn đề về khoa học kiểm sát, về chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch và các dự án pháp luật phục vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

Hội đồng Khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ tư vấn về mặt khoa học, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc nghiên cứu, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, tư pháp và pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân; nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành Kiểm sát nhân dân, hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành; xây dựng chiến lược phát triển khoa học, nguồn nhân lực khoa học, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Ngành; xây dựng và thực hiện các định hướng, chương trình, kế hoạch triển khai công tác nghiên cứu khoa học dài hạn và hàng năm, bao gồm các chương trình hợp tác khoa học với nước ngoài trong ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng thời, tham gia ý kiến trong việc đánh giá các công trình khoa học, các giáo trình giảng dạy, đề án, dự án của Ngành, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác khoa học của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Hội đồng Khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kiến nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những vấn đề liên quan đến chương trình xây dựng dự án văn bản quy phạm pháp luật, chương trình nghiên cứu các đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở và các đề án do ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hiện. Thảo luận, tư vấn chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo; các văn bản góp ý của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân tham gia ý kiến, xây dựng. Góp ý cơ chế, biện pháp khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của các đơn vị, Viện kiểm sát trong ngành Kiểm sát nhân dân, cho ý kiến về đề nghị khen thưởng các công trình khoa học, các giáo trình, các đề án và các tập thể, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học.

Quyết định Kiện toàn Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2020 - 2025 có hiệu lực kể từ ngày ký (20/11/2023), thay thế Quyết định số 459/QĐ-VKSTC ngày 22/12/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo Quyết định số 419/QĐ-VKSTC ngày 20/11/2023, Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm:

1. Ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng;

2. Ông Tạ Quang Khải, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, thành viên Hội đồng;

3. Ông Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

4. Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

5. Bà Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

6. Bà Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Thường trực Hội đồng;

7. Ông Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

8. Ông Lại Viết Quang, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

9. Ông Nguyễn Tiến Sơn, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

10. Ông Nguyễn Kim Sáu, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 11) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

11. Ông Trần Hưng Bình, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ( Vụ 12) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

12. Ông Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

13. Ông Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí kiểm sát (T4) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

14. Ông Vương Văn Bép, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

15. Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

16. Bà Vũ Thị Hồng Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng;

17. Ông Nguyễn Xuân Hưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Thư ký Hội đồng.

Viện trưởng VKSND tối cao: “Làm gì có chuyện tội phạm lại còn có lãi được?”

(Kiemsat.vn) - Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí nêu quan điểm, xác định thời điểm là hết sức quan trọng. “Xác định thiệt hại ở thời điểm khởi tố vụ án hay là thời điểm tội phạm xảy ra là vấn đề phải suy nghĩ. Thực tiễn, bất động sản lên giá rất nhanh, chỉ 5 - 7 năm lên 5 - 10 lần. Tội phạm xâm hại hay chiếm đoạt mười mặt bằng, nếu tính thời điểm hành vi phạm tội cách đây 10 năm, chỉ cần bán một mặt bằng thôi còn lại lãi chín mặt bằng. Làm gì có chuyện tội phạm lại còn có lãi được?".

Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có cơ chế, chính sách hợp lý cho các cơ quan tư pháp

(Kiemsat.vn) - Thảo luận tại hội trường về các báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao ngày 21/11/2023, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có cơ chế, chính sách hợp lý cho các cơ quan tư pháp.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang