Không khả thi quy định cấm dùng thiết bị ngụy trang ghi âm ghi hình
(kiemsat.vn) – Đề xuất của Bộ Công an: Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được dùng thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình tại Dự thảo lần hai về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị liệu có hợp lý?
Nghị định về kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang
Bộ Tư pháp bác đề xuất cấm người dân ghi hình lén
Cơ quan nào được ghi âm, ghi hình ngụy trang?

Theo đó, khoản 3, điều 4 dự thảo nghị định: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự , an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.
Tuy nhiên, điểm a khoản 1 điều 97 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền thu thập chứng cứ của người dân, theo đó, tổ chức cá nhân có quyền thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp như thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử. Và những tài liệu thu thập này được coi là nguồn của chứng cứ (khoản 1 điều 94 BLTTDS 2015).
Mặt khác, tại điều 99 BLTTHS 2015 tới đây có hiệu lực đã quy định rất cụ thể về dữ liệu điện tử. Trong đó, đã quy định rõ dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và nguồn điện tử khác. Nếu quy định chỉ cơ quan chuyên trách được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị sẽ hạn chế việc thu thập chứng cứ để tố giác tội phạm và bảo vệ cho quyền lợi của công dân.
Bên cạnh đó, nhà báo có quyền dùng ngòi bút của mình để góp phần đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luậtvà các hiện tượng tiêu cực trong xã hội (điểm d khoản 2, điều 4 Luật Báo chí năm 2016 ). Dự thảo đề xuất theo hướng cấm báo chí, phóng viên sử dụng thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình sẽ khó khăn trong việc tác nghiệp của nhà báo và nhà báo không thực hiện được đầy đủ các quyền của mình; đồng thời, sẽ hạn chế việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực.
Lê Thương
-
1Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
2Hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ góc nhìn cạnh tranh quy phạm pháp luật
-
3Tư tưởng Hồ Chí Minh về “thượng tôn hiến pháp, pháp luật” và ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
Bài viết chưa có bình luận nào.