Hướng dẫn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án về trật tự xã hội năm 2019

06/02/2019 07:30

(kiemsat.vn)
Ngày 14/01/2018, VKSND tối cao ban hành văn bản số 06/HD-VKSTC hướng dẫn công tác THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án về trật tự xã hội năm 2019 tới các VKS địa phương.

Nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống oan sai, bỏ lọt tội phạm cũng như tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, VKSND tối cao hướng dẫn các VKS địa phương thực hiện một số nhiệm vụ đối với các khâu công tác như: Công tác THQCT và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Công THQCT và KSĐT các vụ án hình sự; công tác hướng dẫm, chỉ đạo VKS cấp huyện và về chấp hành chế độ thỉnh thị, báo cáo.

Trong đó, công tác THQCT và KSXXST các vụ án hình sự VKSND tối cao hướng dẫn VKS địa phương cần tiếp tục thực hiện chủ trương "Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa", và thực hiện tốt 07 nội dung như sau:

Ảnh minh họa

Thứ nhất, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động xét hỏi, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm hoạt động tranh tụng có chất lượng và thuyết phục; lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp phải chỉ đạo, kiểm tra Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, tổng hợp, đánh giá toàn diện chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội; chuẩn bị kỹ bản luận tội, đề cương, kế hoạch xét hỏi, đề cương tranh tụng, dự thảo đề cương và các phương án tranh tụng; dự kiến các tình huống có thể diễn ra để chuẩn bị các biện pháp giải quyết; chuẩn bị tâm lý vững vàng, chứng cứ buộc tội vững chắc, để đảm bảo tranh tụng có chất lượng và thuyết phục. Bản luận tội phải được Lãnh đạo Viện duyệt trước khi tham gia phiên tòa.

Thứ hai, đối với những vụ án bị cáo kêu oan, vụ án có nhiều bị cáo, phạm nhiều tội, có nhiều người bào chữa, Lãnh đạo đơn vị kiểm sát phải trực tiếp hoặc phân công Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.

Thứ ba, phối hợp với Tòa án tổ chức tốt các phiên tòa rút kinh nghiệm, tập trung về  kỹ năng thẩm vấn, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Thứ tư, kiểm sát chặt chẽ biên bản phiên tòa, Bản án của Tòa án.

Thứ năm, tiếp tục tăng cường chất lượng kháng nghị của Viện kiểm sát địa phương. Viện kiểm sát cấp dưới cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp cao để bảo đảm chất lượng công tác kháng nghị.

Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ với Vụ 2 trong việc giải quyết các vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 2) phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.

Thứ bảy, các vụ án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 2) phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, thì phải kịp thời gửi báo cáo kết quả xét xử và bản án đến Vụ 2.

Xem toàn bộ hướng dẫn tại đây

Hướng dẫn thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành KSND

(Kiemsat.vn) - Để thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước đối với tài sản công trong ngành KSND theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, ngày 13/11/2018, VKSND tối cao ban hành Công văn số 4931/VKSTC-C3 hướng dẫn một số thủ tục hành chính trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công. 

VKSND tối cao tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý văn bản

(Kiemsat.vn) - Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thực hiện cải cách hành chính, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành các nghiệp vụ trong đơn vị, sáng nay, tại trụ sở, VKSND tối cao đã tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý văn bản.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang