Họp Ban Chỉ đạo xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" hỗ trợ Kiểm sát viên
(kiemsat.vn) Chiều 09/7/2024, tại Trụ sở VKSND tối cao, Ban Chỉ đạo xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" hỗ trợ Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân họp lần thứ Nhất dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao - Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ngành Kiểm sát nhân dân lấy ý kiến đối với 14 cá nhân được đề nghị tặng thưởng Huân chương
Thanh tra VKSND tối cao sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024
Về quy định bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. |
Dự phiên họp có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo là Lãnh đạo VKSND tối cao, lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao. Cùng dự có Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh và các đồng chí chuyên trách làm làm CNTT thuộc VKSND tỉnh Quảng Ninh.
Báo cáo tại phiên họp cho thấy, Tạp chí Kiểm sát là đơn vị chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin (Cục 2), VKSND tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn VNPT và các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng ứng dụng “Trợ lý ảo" đã báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo và Tổ nhập dữ liệu ứng dụng “Trợ lý ảo" để triển khai thực hiện Kế hoạch của VKSND tối cao. Đến nay, đã xác định rõ tính năng, tác dụng của ứng dụng "Trợ lý ảo" trong việc hỗ trợ Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ; đồng thời đã đề ra xong “đầu bài" về mặt nghiệp vụ đòi hỏi giải pháp công nghệ, kỹ thuật đáp ứng; chỉ ra lộ trình và trách nhiệm của các chủ thể thực hiện.
Đồng chí Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát báo cáo xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" hỗ trợ Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân. |
Theo đó, ứng dụng "Trợ lý ảo" có 06 tính năng, tác dụng cơ bản. Thứ nhất, hình thành cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật nói chung, văn bản của các cơ quan tố tụng, của ngành Kiểm sát nhân dân được cập nhật thường xuyên giúp các Kiểm sát viên tìm kiếm cơ bản và tìm kiếm nâng cao phục vụ công tác (phân loại rõ thành các mục văn bản pháp luật, văn bản của Ngành, văn bản nội bộ của đơn vị, tìm kiếm cụm từ không chỉ ở tên văn bản mà còn cả trong nội dung văn bản...). Trong đó, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp Kiểm sát viên tra cứu như: Tìm kiếm bằng giọng nói, tương tác trợ lý ảo, tự động lọc kết quả tìm kiếm...
Thứ hai, hình thành cơ sở dữ liệu về các tình huống pháp lý mẫu đã được giải quyết từ nguồn cáo trạng, bản luận tội, kháng nghị, kiến nghị, án lệ, bản án, đã được xét xử và các thông báo rút kinh nghiệm giúp Kiểm sát viên đối chiếu, tham khảo khi gặp tình huống tương tự. Trường hợp vượt quá cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm trên môi trường Internet để chuyển kết quả cho Kiểm sát viên tham khảo.
Thứ ba, cung cấp các biểu mẫu tố tụng, cáo trạng, luận tội, kháng nghị mẫu hỗ trợ Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thứ tư, cung cấp các thông tin, cập nhật liên quan đến ngành Kiểm sát nhân dân từ các mục của Cổng thông tin điện tử VKSND tối cao, Tạp chí điện tử Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật điện tử, các trang tin của VKSND địa phương.
Thứ năm, tích hợp các ứng dụng có khả năng hỗ trợ Kiểm sát viên trong thao tác nghiệp vụ như tự động soát xét chính tả văn bản, phần mềm mã hoá tài liệu, chuyển từ giọng nói sang văn bản và ngược lại, ứng dụng cho việc hỏi cung bị can, lấy lời khai...
Thứ sáu, xây dựng bộ công cụ hướng dẫn bằng Tiếng Việt giúp Kiểm sát viên sơ đồ hóa vụ án, vụ việc và ứng dụng sơ đồ tư duy trong giải quyết công việc.
Toàn cảnh phiên họp. |
Báo cáo cũng chỉ rõ, việc xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" sẽ được triển khai theo 02 giai đoạn với các nhiệm vụ cụ thể được xác định, theo đó:
Giai đoạn 1, có 04 nhiệm vụ chính: (1) Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các Tổ giúp việc và đề ra các yêu cầu, tính năng, tác dụng của ứng dụng “Trợ lý ảo” để đơn vị tư vấn triển khai thực hiện. (2) Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến cán bộ, Kiểm sát viên trong Ngành về nhu cầu sử dụng, yêu cầu về tính năng, kỹ thuật của phần mềm, xây dựng kiến trúc hệ thống và xây dựng xong phiên bản "Trợ lý ảo" 1.0 để khai thác, sử dụng trên máy tính. (3) Nhập dữ liệu và chạy thử với việc nhập dữ liệu, văn bản liên quan đến lĩnh vực giải quyết án hình sự. (4) Tổ chức lấy ý kiến, hoàn thiện những hạn chế và tổ chức sử dụng thí điểm.
Giai đoạn 2: Thực hiện nâng cấp giao diện, tính năng theo phiên bản 2.0, 3.0...: Triển khai xây dựng app để sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng, bổ sung thêm tính năng sử dụng giọng nói để tìm kiếm, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phần mềm, triển khai nhập dữ liệu, văn bản liên quan đến lĩnh vực giải quyết án dân sự, hành chính; văn bản phục vụ hoạt động hành chính, quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Đến nay, qua trực tiếp chạy thử và kiểm tra sản phẩm hiện có, các đơn vị dự họp đều thống nhất đánh giá, sản phẩm “Trợ lý ảo" giai đoạn 1, xây dựng tên miền được đăng ký riêng "trolyaovks.gov.vn", bản quyền và ứng dụng đều thuộc VKSND tối cao sở hữu, quản lý và khai thác.
Cụ thể, sản phẩm “Trợ lý ảo” giai đoạn 1 đã hoàn thành có những tính năng như: Tính năng tra cứu văn bản pháp luật, ngoài 4 bộ luật hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và văn bản pháp luật có liên quan đã được hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ dẫn đầy đủ, còn có liên kết với trang Luatviet.com (trang cung cấp văn bản pháp luật có uy tín hàng đầu của Việt Nam hiện tại) để giúp người dùng tra cứu đầy đủ các văn bản pháp luật mới mà trang này cập nhật hàng ngày; đồng thời hệ thống hóa, xây dựng văn bản chỉ đạo điều hành, nghiệp vụ của Ngành để khai thác (đến nay có thể đưa vào sử dụng khai thác trong toàn Ngành khi có chủ trương).
Ngoài ra còn thiết kế mở các tính năng như: Ứng dụng thêm công nghệ trí tuệ nhân tạo Al, tư vấn tình huống, công cụ hỗ trợ bằng tiếng Việt để Kiểm sát viên có thể xây dựng sơ đồ tư duy trong báo cáo án, chuyển đổi âm thanh thành văn bản, tự động mã hóa thông tin các tình huống pháp lý;...
Tại phiên họp, thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của các đơn vị được giao xây dựng phần mềm "Trợ lý ảo", đồng thời đề nghị sớm triển khai thí điểm tại tất cả các đơn vị trong toàn Ngành. Trên cơ sở đó, tiếp thu xây dựng triển khai phần mềm "Trợ lý ảo" giai đoạn 2.
Đảng bộ VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị
-
1VKSND huyện Tuy Phước kiến nghị Chủ tịch UBND huyện áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng
-
2Lãnh đạo VKSND tối cao gặp mặt công chức chuẩn bị nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí
-
3Công đoàn cơ sở VKSND tỉnh Quảng Nam phối hợp với các đơn vị trao tặng xe lăn tại huyện Duy Xuyên
-
4Khối thi đua Nội chính - Tổng hợp tỉnh Hòa Bình trao tặng Nhà tình nghĩa
-
5VKSQS Quân Khu 5: Tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và tội phạm xâm phạm sở hữu
-
6Quảng Nam: Rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc hoãn chấp hành hình phạt tù
Bài viết chưa có bình luận nào.