Hòa giải thương mại – thủ tục hiệu quả để giải quyết tranh chấp

13/03/2017 09:06

(kiemsat.vn)
– Ngày 24/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về hòa giải thương mại. Trước đó, chưa có quy định cụ thể, hướng dẫn về hòa giải viên, tổ chức hòa giải chuyên nghiệp, trình tự, thủ tục hòa giải.

Dù dịch vụ hoà giải các tranh chấp thương mại trong thực tiễn đã được một số chuyên gia, tổ chức hành nghề luật sư… nhưng chưa phổ biến và hiệu quả chưa cao. Phần lớn cá nhân, tổ chức chưa coi hòa giải thương mại là một hoạt động dịch vụ giải quyết tranh chấp chuyên nghiệp nên chưa sử dụng rộng rãi phương thức này.

Trong khi đó, hòa giải có thể giúp cho các bên tranh chấp bảo mật thông tin (hòa giải kín); tiết kiệm được thời gian, chi phí (các phiên hòa giải thường đơn giản hơn các phiên xét xử); và giúp các bên tranh chấp duy trì mối quan hệ (làm việc cùng nhau, mang tính xây dựng…).

Hoà giải các tranh chấp thương mại cũng giống phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở điểm là được thực hiện bởi thiết chế ngoài nhà nước và dựa trên thoả thuận tự nguyện về quy trình tiến hành, về chi phí… Nhưng hòa giải khác biệt ở chỗ hòa giải viên thương mại không xét xử và ra phán quyết, và trong quá trình hòa giải, các bên tranh chấp có thể kiểm soát tình huống, có quyền tự do định đoạt các quyết định… qua đó giảm thiểu tình trạng quá tải trong giải quyết tranh chấp của Tòa án.

(ảnh minh họa – nguồn internet

Áp dụng cho cá nhân, tổ chức nào?

Nghị định về hòa giải thương mại áp dụng đối với hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về hòa giải thương mại và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại.

Các tranh chấp có thể giải quyết bằng hòa giải

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

(ảnh minh họa – nguồn internet)

Tổ chức được tiến hành hòa giải

Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

– Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

– Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

– Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.

– Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

  Anh Nga

Tòa án trọng tài thương mại quốc tế Singapore – Mô hình giải quyết tranh chấp thương mại mới

Khi nhắc đến việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Singapore, người ta thường đề cập đến Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore, một trung tâm trọng tài lớn và uy tín của khu vực Đông Nam Á.

Hàng ‘Made in Vietnam’ uy tín hơn ‘Made in China’

Hàng Việt Nam đứng thứ 46 trên thế giới về độ tin cậy, cao hơn Trung Quốc 3 bậc, theo khảo sát của Statista
(1) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang