Hệ thống Toà án và thủ tục tố tụng hình sự ở Malaysia

06/03/2017 10:03

Hệ thống tòa án ở Malaysia (không tính đến hệ thống toà án Hồi giáo) bao gồm hai cấp tòa án: Toà án cấp cao và Toà án cấp thấp.

Toà án cấp cao bao gồm:

– Toà án liên bang là tòa án cao nhất, là cấp xét xử cuối cùng (tương tự như giám đốc thẩm, tái thẩm ở TATC Việt Nam). Toà án liên bang bao gồm: Chánh án Tòa án liên bang, Chánh tòa tòa phúc thẩm, 02 Chánh án Tòa án cao cấp và 7 thẩm phán khác.

– Toà án phúc thẩm: Xét xử các kháng cáo về luật và về hình phạt đối với các bản án của các tòa án cấp thấp (subordinate court), phúc thẩm ở Malaysia tương tự như giám đốc thẩm ở Việt Nam.

– Toà án cao cấp (High court): Có hai toà án theo vùng (Malaysia bị chia làm hai phần qua biển Đông): Xét xử tất cả các tội phạm có mức hình phạt tối đa là tử hình, xét xử phúc thẩm các kháng cáo, khiếu nại từ tòa án cấp thấp.

Toà án cấp thấp bao gồm:

– Sessions court : Có thẩm quyền xét xử tất cả các tội phạm, trừ những tội có hình phạt tử hình.

– Toà án giản lược (magistrate court ): Có thẩm quyền xét xử những tội phạm có hình phạt đến 14 năm tù.

– Toà án trẻ em (court for children ): Xét xử những vụ việc về trẻ em phạm pháp từ 10 đến 18 tuổi. Toà án xét xử các vụ án trẻ em phạm tội, trừ những tội có hình phạt tử hình. Nguyên tắc xét xử lấy giáo dục làm chính, không xét xử công khai .

Thủ tục tố tụng hình sự:

Malaysia là một quốc gia theo truyền thống thông luật, vì vậy tố tụng hình sự là mô hình tố tụng tranh tụng. Theo mô hình này thì Công tố viên và Luật sư bào chữa có vai trò chính trong việc làm sáng tỏ vụ án. Thẩm phán chỉ đảm bảo họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, vì vậy, Thẩm phán chỉ xem xét những chứng cứ của họ đưa ra có hợp pháp hay không trên cơ sở những quy định về loại trừ chứng cứ, Thẩm phán không bao giờ yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ.

Trong mô hình tố tụng này, thủ tục thoả thuận nhận tội được thừa nhận. Theo đó, Công tố viên và Luật sư sẽ thoả thuận với nhau là bị cáo sẽ bị kết tội về một trong nhiều tội mà họ bị truy tố hoặc sẽ bị kết tội ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với tội bị truy tố. Thẩm phán sẽ ra bản án kết án trên cơ sở thoả thuận này mà không phải mở phiên toà. Ở Malaysia cũng như ở các quốc gia theo mô hình tố tụng tranh tụng, phần lớn các vụ án hình sự được kết thúc ở giai đoạn này.

Trình tự giải quyết một vụ án hình sự ở Malaysia, về cơ bản gồm các bước như sau :

– Bắt giữ nghi phạm : Khi một người phạm tội quả tang, hay bị tố cáo là có hành vi phạm tội, cảnh sát sẽ bắt giữ nghi phạm.

– Ngay sau khi bị bắt giữ, nghi phạm sẽ được đưa ra toà một cách nhanh chóng, tại đây, họ sẽ được thông báo về lời buộc tội đối với họ, về quyền có Luật sư (được quyền thuê Luật sư hoặc có Luật sư chỉ định), có quyền im lặng. Nếu sau khi nghe lời buộc tội (nghe đọc bản cáo trạng), nếu nghi phạm nhận tội, thì Thẩm phán sẽ để Công tố viên và Luật sư bào chữa thoả thuận với nhau. Thẩm phán sẽ mở phiên toà tiếp theo để kết tội bị cáo trên cơ sở thoả thuận đó.

– Nếu nghi phạm không nhận tội, Toà án sẽ mở phiên tòa tiếp theo với sự tham gia của Đại bồi thẩm đoàn (Đại bồi thẩm đoàn chỉ làm nhiệm vụ điều tra ). Tại phiên toà này, Công tố viên và Luật sư sẽ đưa ra và tranh luận về các chứng cứ của vụ án. Thẩm phán và Đại bồi thẩm đoàn sẽ quyết định chấp nhận hay loại bỏ những chứng cứ nào. Đại bồi thẩm đoàn có thể triệu tập nhân chứng riêng của mình hoặc yêu cầu tiếp tục điều tra. Sau đó, Đại bồi thẩm đoàn quyết định xem đã đủ chứng cứ để buộc tội bị cáo hay chưa.

(Lưu ý rằng, trong quá trình này Công tố viên có nghĩa vụ phải chuyển giao tất cả những chứng cứ có lợi cho Luật sư bào chữa).

– Nêu kiến nghị trước phiên toà: Công tố viên và Luật sư có thể kiến nghị đình chỉ vụ án do không có đủ cơ sở nêu trong cáo trạng hoặc do có hành vi sai trái của cơ quan truy tố, yêu cầu được biết chứng cứ của phía bên kia.

– Phiên toà xét xử : Sau khi kết thúc quá trình nêu trên, Tòa án sẽ tiến hành xét xử. Tại phiên toà này, Thẩm phán và đoàn bồi thẩm sẽ nghe trình bày của Công tố viên và Luật sư (lưu ý, đây là những thành viên bồi thẩm khác chứ không phải Đại bồi thẩm đoàn). Công tố viên phải chứng minh ở mức độ “không còn sự nghi ngờ hợp lý” gì nữa về việc phạm tội của bị cáo. Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định bị cáo có tội hay không có tội. Nếu bồi thẩm đoàn không thống nhất được để ra quyết định, Thẩm phán sẽ tuyên bố phiên tòa bất thành, đoàn bồi thẩm được giải tán. Công tố viên sẽ quyết định vụ án được xét xử lại hay bị đình chỉ. (Nếu vụ án được xét xử lại thì sẽ thành lập đoàn bồi thẩm khác).

Nếu đoàn bồi thẩm thống nhất là bị cáo có tội, phiên toà xét xử sẽ kết thúc, Thẩm phán ấn định ngày mở phiên toà tuyên án.

– Phiên toà tuyên án: Phiên toà này không còn bồi thẩm đoàn nữa, chỉ có Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư và bị cáo. Thẩm phán sẽ quyết định hình phạt thích hợp cho bị cáo trên cơ sở xem xét các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tội phạm,nhân thân kẻ phạm tội, mức độ hối lỗi của bị cáo.

– Kháng cáo: Bị cáo có thể kháng cáo đề nghị Toà án cấp trên xét xử lại. Nếu Toà án cấp trên thấy có sự vi phạm luật trong việc kết án thì có thể huỷ bản án tuyên bị cáo vô tội hoặc yêu cầu phải xét xử lại .

* Vụ Đoàn thị Hương mới ở bước “Thông báo lời buộc tội “.

Ngô Cường.

Luật sư Việt Nam đồng tình với kiến nghị bào chữa cho Đoàn Thị Hương

Luật sư phía Việt Nam nhấn mạnh việc xét xử phải đảm bảo sự khách quan, công bằng trên cơ sở các căn cứ đầy đủ, hợp pháp.

Nhóm luật sư gồm 9 người tham gia bảo vệ Đoàn Thị Hương

Đoàn Thị Hương, nghi phạm trong vụ án Kim Jong-nam, sẽ được nhóm luật sư gồm 9 người tham gia bảo vệ trong phiên tòa ngày mai.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang