Hành vi của Nguyễn Văn A cấu thành tội “Cướp giật tài sản”
(kiemsat.vn) Theo ý kiến của tác giả thì hành vi của Nguyễn Văn A cấu thành tội “Cướp giật tài sản” vì đã chiếm đoạt một cách công khai điện thoại của chủ tài sản.
Điểm mới của tội Cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS năm 2015
Cụ ông 77 tuổi dâm ô 2 bé gái bị tuyên phạt 3 năm tù
Sắp hầu tòa chỉ vì… cái “loa kẹo kéo”
Tôi đồng ý với quan điểm thuộc nhóm ý kiến thứ hai: Hành vi của Nguyễn Văn A cấu thành tội “Cướp giật tài sản” quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 1999, bởi lẽ:
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Thứ nhất: A có hành vi gian dối để B mang điện thoại đến đưa cho A theo địa điểm đã hẹn, đây chỉ là thủ đoạn của A nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian, thời gian để A có thể nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi tẩu thoát. Hành vi khách quan của tội phạm trong trường hợp này bắt đầu từ khi A chiếm giữ được tài sản rồi nhanh chóng chiếm đoạt chiếc điện thoại tẩu thoát. Thực tế sau khi A cầm chiếc điện thoại mà B đưa đã nhanh chóng tẩu thoát, B không thể ngăn cản đuổi kịp được A.
Thứ hai: Đối với tội “Cướp giật tài sản” thì hành vi chiếm đoạt thể hiện một cách công khai với chủ tài sản. Tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt, chủ tài sản biết ngay mình bị người khác chiếm đoạt tài sản nhưng đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát nên chủ tài sản không kịp thời ngăn cản bắt giữ được đối tượng. Trong trường hợp này, A thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai với chủ tài sản.
Thứ ba: Đối với tội “Cướp giật tài sản” thì hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản để tẩu thoát quyết định đến việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.
Đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì hành vi khách quan của tội phạm không thể hiện là phải nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi tẩu thoát. Người chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối làm cho chủ tài sản tin tưởng giao tài sản cho người khác. Tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt, chủ tài sản không biết mục đích chiếm đoạt tài sản của người kia. Thủ đoạn gian dối là yếu tố quyết định đến việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.
Với phân tích trên, tôi thấy hành vi của A cấu thành tội “Cướp giật tài sản” quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 1999.
Nguyễn Ích Sáng
VKSND Tp. Nam Định
Bài viết có liên quan>>>
Lừa đảo hay cướp giật tài sản?
Phạm tội khi say rượu có được giảm nhẹ TNHS không?
Luật sư được yêu cầu bào chữa có quyền từ chối không?
-
1Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
-
2Nguyên tắc suy đoán vô tội và những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
-
3Sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến trên thế giới và ở Việt Nam
-
4Quyền tư pháp và tổ chức, hoạt động của VKSND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
-
5Hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bài viết chưa có bình luận nào.