Hai người cùng cụ cố, có thể kết hôn không?
Tôi và bạn gái muốn tiến tới hôn nhân nhưng bị gia đình hai bên phản đối. Lý do là cụ thân sinh ra ông nội tôi và cụ thân sinh ra bà nội bạn gái là 2 anh em ruột. Vậy tôi và bạn gái là đời thứ mấy? Chúng tôi có được phép kết hôn không?
Sống với nhau 10 năm, có 4 con chung vẫn không là vợ chồng
Đi tìm lời giải cho “sóng ngầm” của hôn nhân
Kết hôn trái pháp luật – hậu xử thế nào?
Thắc mắc của bạn, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cấm các hành vi sau:
a, Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b, Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c, Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ, Yêu sách của cải trong kết hôn;
e, Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g, Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h, Bạo lực gia đình;
i, Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Theo quy định tại điểm c3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hướng dẫn như sau: “Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người có một gốc sinh ra; cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Như vậy, giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì không được kết hôn.
Căn cứ vào quy định của pháp luật thì trường hợp của bạn được xác định như sau:
– Đời thứ nhất là: Cụ của các bạn (là người sinh ra ông nội bạn và bà nội bạn gái).
– Đời thứ hai là: Ông nội bạn và bà nội của bạn gái.
– Đời thứ 3 là: Bố bạn và bố của bạn gái.
– Đời thứ 4 là: Bạn và bạn gái của bạn.
Như vậy, các bạn là đời thứ 4 nên không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn.
Tuy nhiên, các bạn phải thỏa mãn các điều kiện về kết hôn theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a, Nam từ đủ 20 tổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b, Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c, Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
d, Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Phạm Hằng
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.