Đương sự rút đơn kiện, vẫn có thể kháng cáo
(kiemsat.vn) Tác giả cho rằng việc Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, hủy Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án sơ thẩm trong trường hợp này là có căn cứ.
Cần hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án trong xem xét hủy Giấy chứng nhận QSDĐ
Hành vi của K cấu thành tội “Giết người”
Đương sự rút đơn kiện, sau đó lại kháng cáo có được chấp nhận không?
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo nội dung tác giả trình bày, thì do có yêu cầu rút đơn khởi kiện từ bà X nên Tòa án huyện H ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Sau đó bà X kháng cáo với lý do không hiểu biết pháp luật nên mới rút đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.
Những trường hợp này thường rất ít xảy ra, bởi bà X là người đã chủ động và tự nguyện rút đơn khởi kiện rồi sau đó lại kháng cáo – tức về hình thức thì đã có sự mâu thuẫn, vì bà đã đi ngược lại quyết định ban đầu của chính mình.
Theo quy định thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thì đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu như việc khởi kiện lại có những điểm khác biệt so với lúc đầu về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp hoặc trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cho nên, bà X có quyền khởi kiện lại khi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS - như một phần ý kiến trong quan điểm thứ nhất mà tác giả đã đề cập.
Còn trong trường hợp này, thì sau 03 ngày khi Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì bà X đã kháng cáo, sau đó Tòa án tỉnh B đã chấp nhận kháng cáo của bà X, đồng thời ra quyết định hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ngày 14/11/2017 của Tòa án huyện H.
Vì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn theo quy định. Cho nên, chúng tôi cho rằng việc Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, hủy Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án sơ thẩm trong trường hợp này vẫn có thể được tiến hành. Do đó, chúng tôi nghiêng về quan điểm thứ 2 mà tác giả đưa ra.
-
1Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
2Hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ góc nhìn cạnh tranh quy phạm pháp luật
-
3Tư tưởng Hồ Chí Minh về “thượng tôn hiến pháp, pháp luật” và ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
Bài viết chưa có bình luận nào.