Đánh vợ phải nhập viện cấp cứu có bị xử lý hình sự không?
Bạn đọc hỏi: Em gái tôi là Trần Thúy P. Năm 2005, P lập gia đình với Lê Đình K. Thời gian gần đây, vợ chồng em gái tôi mâu thuẫn khá căng thẳng. Cách đây 2 tuần, do mâu thuẫn vợ chồng, K. dùng ghế sắt đánh em tôi vào đầu, vào ngực và tay khiến em tôi phải đi bệnh viện cấp cứu. Giấy chứng thương tại Bệnh viện ghi rõ tỷ lệ thương tật của em tôi là 13%. Tôi yêu cầu em tôi phải tố cáo hành vi của K nhưng em tôi cho rằng rất khó để tố cáo vì K và P là vợ chồng. Vậy xin hỏi, hành vi của K như trên đã đủ để xử lý về hình sự được hay chưa?
Kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (tiếp theo)
Đồng bạc “đâm toạc” lương tâm
VKSND Tp. Vĩnh Yên kiến nghị phòng ngừa bạo lực gia đình
Vấn đề bạn hỏi, kiemsat.vn trả lời như sau:
Em của bạn có thể tố cáo hành vi của chồng mình với cơ quan công an.
Hành vi của K dùng ghế sắt đánh P vào đầu, ngực, tay dẫn đến thương tích cho P. với tỷ lệ 13% theo giấy chứng thương tại bệnh viện, là dấu hiệu của hành vi cố ý gây thương tích, bị xử lý hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS hiện hành. Theo đó:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sử giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Ngoài ra, nếu hành vi của K còn thỏa mãn những dấu hiệu quy định tại các điểm mà điều luật vừa viện dẫn nêu trên, K còn có thể bị áp dụng những tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại khoản 2, Điều 104 mà khung hình phạt quy định tại khoản này là từ hai năm đến 7 năm tù.
Ls. Mai Bích Ngân
Từ 01/2018: 17 tội danh không còn thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
3Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
4Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
67 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
Bài viết chưa có bình luận nào.