Danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam
(kiemsat.vn) Đồ vật cấm là những đồ vật, khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam người bị tạm giữ, người bị tạm giam có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của bản thân hoặc người khác, gây cản trở cho công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Những điểm mới của nhóm tội phạm về ma túy trong BLHS 2015
BLHS 2015: Điểm mới đáng chú ý của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Điểm mới về tội “cướp tài sản” trong BLHS năm 2015
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Ngày 19/09/2017, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 32/2017/TT-BCA quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam và xử lý vi phạm.
Cụ thể, cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam: Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ; Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm; Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần; Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...); Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc; Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác; Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác; Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức; Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ); Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ; Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp đồ vật cấm sẽ được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý. Những người khác có hành vi giúp sức, bao che hoặc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì phải lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị và chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông tư số 32 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, đồng thời bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này.
Xem chi tiết Thông tư tại đây.
Điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.