Đắk Nông: Khởi tố nhóm đối tượng cho vay lãi suất 216%/năm
(kiemsat.vn) Ngày 18/3, VKSND tỉnh Đắk Nông vừa phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Thị Huyền (sinh năm 1986), K’Krang (sinh năm 1965) và H’Dô (sinh năm 1970) cùng trú tại huyện Đắk G’Long, để điều tra về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Infographic: 8 vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ
VKSND TP. Bắc Ninh xây dựng và ứng dụng hiệu quả “Phần mềm Quản lý tin báo, tố giác tội phạm”
VKSND huyện Bình Giang kiến nghị phòng ngừa người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật
![]() |
Lực lượng công an làm việc với Phạm Thị Huyền. |
Theo kết quả điều tra, đầu năm 2020, Huyền bắt đầu hoạt động cho vay tiền lãi suất cao ngắn hạn và dài hạn từ 144%/năm đến 216%/năm. Những người vay của Huyền là người dân tộc thiểu số và khó khăn về vốn nhưng lại có nhiều đất canh tác. Sau khi những người vay không có khả năng thanh toán, Huyền đền nghị bán đất để trả nợ.
Khoảng tháng 6/2020, Huyền liên hệ với vợ chồng K’Krang và H’Dô (hàng xóm) để tìm người vay. Khi có khách vay tiền, vợ chồng K’Krang sẽ trực tiếp giao dịch thỏa thuận, sau đó báo cho Huyền chuyển tiền để cho vay với lãi suất 4.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Khi khách trả nợ Huyền sẽ trích lại một phần tiền lãi cho vợ chồng K’Krang và H’Dô.
Đối với khách đến vay trực tiếp, Huyền viết giấy vay mượn tiền hoặc yêu cầu người vay viết giấy bán đất cho Huyền và thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với lãi suất từ 3.000 đồng đến 6.000 đồng/1 triệu đồng/ngày (tương đương mức lãi lên tới 216%/năm).
Qua thống kê, từ đầu năm 2020 đến tháng 2/2022, nhóm đối tượng đã cho hơn 300 lượt người vay với số tiền hơn 30 tỉ đồng; thu lợi bất chính hơn 3 tỉ đồng.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
''1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.''
Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2022
Vụ đấu giá đất vừa qua có thể áp dụng Luật Hình sự về tội đầu cơ
-
1Gia Lai: Lĩnh án Chung thân, vì mua bán trái phép chất ma túy
-
2Đại diện VKSQS Quân khu 7 thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
3Viện kiểm sát quân sự Khu vực 71 phối hợp xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng
-
4VKSND tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
5VKSND thành phố Tuy Hòa kháng nghị không cho bị cáo hưởng án treo
-
6VKSND TP. Hải Dương phối hợp thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản thế chấp
Bài viết chưa có bình luận nào.