Công bố các nghị quyết của Quốc hội
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa ký văn bản công bố 3 nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
VKSND tối cao: Học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII
Thi hành án dân sự trước yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế
Trung ương bàn giải pháp tiếp tục đổi mới, tinh gọn hệ thống chính trị
Cụ thể, tại Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 8/6/2017 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Quốc hội quyết nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 201, trong đó, bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Đổi tên dự án Luật Lý lịch tư pháp (sửa đổi) thành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, tại kỳ họp thứ năm sẽ trình Quốc hội thông qua: Luật Hành chính công; Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)… và những dự án luật chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 mà Quốc hội quyết định sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 5 (nếu có).
Tại kỳ họp thứ sáu sẽ trình Quốc hội thông qua: Luật Dân số; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt…
Theo Nghị quyết số 35/2017/QH14 ngày 12/6/2017 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, Quốc hội quyết nghị, tại kỳ họp thứ 5 sẽ xem xét các báo cáo: Báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật; Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4. Kỳ họp cũng sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và thực hiện giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Tại kỳ họp thứ 6 sẽ xem xét các báo cáo: Báo cáo công tác năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; Báo cáo tổng hợp của các thành viên Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và những người bị chất vấn khác về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn tại kỳ họp, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn tại phiên họp; Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ năm; Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo.
Cũng tại kỳ họp này, sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội.
Tại Nghị quyết số 36/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đối với các ông: Ông Lê Hồng Quang, sinh ngày 23/11/1968, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang; ông Nguyễn Văn Tiến, sinh ngày 18/7/1966, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.
Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nghị quyết này quy định chi tiết hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo chinh.phu
Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật
Quy định mới về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
-
1Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
2Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
3Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
4Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
5VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
6Thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.