Quy định mới về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(kiemsat.vn) Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trung ương bàn giải pháp tiếp tục đổi mới, tinh gọn hệ thống chính trị
Công bố các nghị quyết của Quốc hội
Những lưu ý khi miễn chấp hành hình phạt
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
04 hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– Nghiên cứu, xem xét các văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
– Tổ chức Đoàn giám sát.
– Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
– Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
03 hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– Tổ chức Hội nghị phản biện xã hội.
– Gửi Dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến.
– Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có văn bản được phản biện xã hội.
Căn cứ để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức giám sát, phản biện xã hội
Căn cứ tổ chức giám sát
– Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
– Chương trình phối hợp giám sát giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước cùng cấp;
– Kiến nghị của tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận;
– Thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ tổ chức phản biện xã hội
– Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
– Chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm; dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, hội viên, đoàn viên của các tổ chức thành viên, quyền và trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Kiến nghị của tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Đề nghị của cơ quan nhà nước cùng cấp có dự thảo văn bản.
Anh Minh
(Giới thiệu)
VKSND tỉnh Sơn La: Tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết TW 4 khoá XII
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
6Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
7Thẩm quyền của VKSND cấp tỉnh trong giải quyết vụ việc, vụ án hình sự từ ngày 01/7/2025
-
8Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
-
9Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh
Bài viết chưa có bình luận nào.