Cơ quan nào sẽ phải bồi thường khi Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung?
(kiemsat.vn) – Khi Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung sẽ có hai trường hợp để xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường.
Nữ giám đốc ngân hàng Agribank tham ô 2.600 lượng vàng xin hiến xác
Người dân có thể tố giác tội phạm tại Trang thông tin điện tử Cơ quan điều tra VKSNDTC
VKS phải kiểm sát việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, sau đó trả tự do
Ảnh minh họa
Đó là một trong những nội dung của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ ba, có hiệu lực thi hành kể từ 01/7/2018.
Thực tế thời gian qua đã nảy sinh vấn đề bất cập trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự đối với trường hợp Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung. Giải quyết vấn đề này, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định cụ thể như sau:
Trường hợp “Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra bổ sung hoặc kết luận điều tra mới đề nghị truy tố nhưng Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm” thì trách nhiệm giải quyết bồi thường thuộc Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Khoản 3 Điều 34);
Trường hợp Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì trách nhiệm giải quyết bồi thường thuộc Viện kiểm sát (khoản 2 Điều 35)./.
Bảo Châu
(Giới thiệu)
Những trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Đại hội Chi bộ Phòng Tham mưu – Tổng hợp Cơ quan điều tra VKSNDTC nhiệm kỳ 2017 – 2020
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
47 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
6Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
7Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Bài viết chưa có bình luận nào.