Chính phủ ban hành Nghị quyết Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025
(kiemsat.vn) Chính phủ ban hành Nghị quyết số 158/NQ-CP ngày 03/6/2025 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025.
Triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2025
Đồng chí Hoàng Quốc Việt luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ phối hợp công tác giữa ngành Kiểm sát với các ngành hữu quan, nhất là đối với những cơ quan trong khối tư pháp
Triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp
Tại Phiên họp ngày 22/5/2025, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến đối với các dự án Luật, Hồ sơ chính sách Luật: dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Hồ sơ chính sách Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Hồ sơ chính sách Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); Hồ sơ chính sách Luật Dân số; Hồ sơ chính sách Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) và Nội dung hướng dẫn xây dựng, hoàn thiện các nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Theo đó, về dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú: Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đảm bảo tính nhân đạo trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Bộ Công an khẩn trương tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ, kết luận của Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật bảo đảm yêu cầu sau: Rà soát các quy định của dự thảo Luật, bảo đảm bám sát chủ trương của Đảng, nhất là các Nghị quyết, Kết luận mới ban hành; đồng bộ với hệ thống pháp luật, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; thống nhất với các dự án luật có liên quan được sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Nghiên cứu quy định tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú; phân cấp, phân quyền, nhất là cho cấp cơ sở trong giải quyết các thủ tục liên quan; cải cách triệt để thủ tục hành chính.
Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2025).
Về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi): Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội; góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Bộ Công an khẩn trương tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ, kết luận của Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật bảo đảm yêu cầu sau: Rà soát các quy định của dự thảo Luật, bảo đảm bám sát chủ trương của Đảng, nhất là các Nghị quyết, Kết luận mới ban hành3; đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; thống nhất với các dự án luật có liên quan được sửa đổi, bổ sung4 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho cấp cơ sở trong giải quyết các thủ tục liên quan; cải cách triệt để thủ tục hành chính. Quy định nội dung mang tính nguyên tắc trong Luật để bảo đảm tính ổn định. Giao Chính phủ, Bộ Công an và cơ quan liên quan quy định nội dung chi tiết theo thẩm quyền để bảo đảm tính linh hoạt. Bảo đảm các quy định tại dự thảo Luật thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta, cho phạm nhân cơ hội hướng thiện, khắc phục hậu quả phạm tội; được tiếp cận bình đẳng với y tế, giáo dục; có điều kiện phát huy năng khiếu, sáng tạo của bản thân.
Về một số vấn đề cụ thể, Bộ Công an Nghiên cứu quy định theo hướng khuyến khích phạm nhân hiến mô, tạng bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với các điều ước, thông lệ quốc tế, đặc biệt là về nhân quyền, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá; cân nhắc quy định phù hợp, linh hoạt, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phạm nhân, thân nhân của phạm nhân, tránh phát sinh tiêu cực. Đề nghị tổ chức sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Trên cơ sở đó, đề xuất quy định việc tổ chức lao động cho phạm nhân ngoài trại giam trong dự thảo Luật.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2025).
Về Hồ sơ chính sách Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi): Chính phủ thống nhất sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Tiết kiệm, chống lãng phí để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian qua. Cơ bản đồng ý với 03 chính sách do Bộ Tài chính đề xuất. Bộ Tài chính nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến của Chính phủ, các Thành viên Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện các chính sách bảo đảm yêu cầu sau:
- Tiếp tục rà soát, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về tiết kiệm, chống lãng phí mới được ban hành trong thời quan qua, trong đó, đặc biệt chú trọng đến Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW ngày 28 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về một số nội dung trọng tâm công tác phòng chống lãng phí, Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 10 tháng 4 năm 2025 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước.
- Nghiên cứu, rà soát kỹ các hành vi lãng phí dự kiến quy định, cùng với cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra, chế tài xử lý đủ mạnh có tính răn đe cao và tăng cường phân cấp, phân quyền bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Đất đai và các luật về quản lý, sử dụng tài nguyên; Bộ luật Hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và pháp luật có liên quan.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ chính sách Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình lập pháp năm 2025 của Quốc hội và trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2025).
Về Hồ sơ chính sách Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi): Chính phủ thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới, cụ thể hóa các quy định về quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ và tạo điều kiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Chính phủ, các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách bảo đảm yêu cầu sau: Tiếp tục rà soát, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp...Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, bảo đảm phù hợp thực tiễn, thông lệ quốc tế. Sửa đổi Luật An toàn thực phẩm theo hướng áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với các sản phẩm ít nguy cơ. Áp dụng và triển khai mạnh mẽ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với đăng ký, công bố thực phẩm, đối với các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao, sử dụng sai mục đích, chứa chất cấm...cần phải kiểm soát đặc biệt và quy định cụ thể. Cơ bản nhất trí với mục tiêu, nội dung của 05 chính sách đã đề ra.
Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ chính sách Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình lập pháp năm 2025 của Quốc hội và trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2025).
Về Hồ sơ chính sách Luật Dân số: Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đối mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới; Kết luận số 149-KL/TW ngày 10 tháng 04 năm 2025 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới...nhằm khắc phục được những vấn đề của thực tiễn; những tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về dân số; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác dân số.
Cơ bản đồng ý với 04 chính sách do Bộ Y tế đề xuất. Bộ Y tế tiếp thu tối đa ý kiến của Chính phủ, các Thành viên Chính phủ để hoàn thiện các chính sách bảo đảm yêu cầu sau: Tiếp tục nghiên cứu, rà soát bám sát Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị liên quan đến công tác dân số, đặc biệt Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới và Kết luận số 149-KL/TW ngày 10 tháng 04 năm 2025 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW. Kịp thời nghiên cứu, bổ sung để quy phạm hóa chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn; những bất cập, tồn tại hạn chế của các quy định hiện hành về dân số. Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để đề xuất chính sách bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất với nội dung chính sách đã được quy phạm hóa trong các dự án Luật khác liên quan đang trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan hoàn thiện Hồ sơ chính sách Luật Dân số theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội dự án luật cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2025).
Về Hồ sơ chính sách Luật Giám định tư pháp (sửa đổi): Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Giám định tư pháp nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí5; khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, góp phần giải quyết các vụ án kịp thời, khách quan, nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Chính phủ, ý kiến của Thành viên Chính phủ, hoàn thiện các chính sách bảo đảm yêu cầu sau: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động giám định tư pháp; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật có liên quan. Rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và pháp luật có liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính hợp lý, khả thi, hiệu quả.
Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Hồ sơ chính sách Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình lập pháp năm 2025 của Quốc hội, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2025) theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Ngoài ra, Chính phủ thống nhất thông qua nội dung hướng dẫn xây dựng, hoàn thiện các nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp do Bộ Tư pháp trình (Báo cáo số 242/BC-BTP ngày 21 tháng 5 năm 2025 và Công văn số 2862/BTP-PLHSHC ngày 22 tháng 5 năm 2025); giao Bộ Tư pháp tiếp tục hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình góp ý, thẩm định các dự thảo nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền; bảo đảm các nguyên tắc phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, bảo đảm tiến độ và chất lượng của văn bản.
Thực hành tiết kiệm
-
1Tập huấn toàn quốc về tổ chức bộ máy vận hành chính quyền địa phương 02 cấp
-
2Chính phủ ban hành Nghị quyết Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025
-
3Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
4Hướng dẫn công tác thống kê khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
-
5Sửa Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền
-
6Quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
Bài viết chưa có bình luận nào.