Cần thiết phải có Luật An ninh mạng
(kiemsat.vn) – Chiều 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục phiên họp thứ 14, cho ý kiến về Dự thảo Luật an ninh mạng.
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Australia
Truy đến cùng nguồn gốc của tài sản bất minh
Chánh án TAND tối cao trả lời thẳng thắn, rõ ràng các ý kiến chất vấn
Luật an ninh mạng là cần thiết
Theo báo cáo, tình hình an ninh mạng ở Việt Nam trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhiều cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp lớn, làm ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Những năm qua, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, Internet, nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về an ninh mạng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác an ninh mạng.
Ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An Ninh của Quốc hội
Tại phiên họp, đa số ý kiến đại biểu cho rằng cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng. Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, vì công tác quản lý và vận hành hạ tầng thông tin, viễn thông thời gian qua còn bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt động tấn công, phá hoại hệ thống thông tin mạng, xâm phạm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Tránh chồng chéo, trùng lắp với các Luật hiện hành
Cùng quan điểm tán thành của đa số ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, cần phải rà soát lại các quy định của dự thảo Luật để đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lắp với các Luật khác; đồng thời, cần phân tích sâu sắc hơn thực trạng an ninh mạng hiện nay để làm rõ sự cần thiết phải xây dựng dự án Luật này.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các quy định liên quan đến hạn chế quyền con người cũng phải được quy định cụ thể tại Luật này. Về các quy định như hệ thống thông tin quan trọng quốc gia cần được quy định cụ thể hơn, tránh chung chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận định: Luật này liên quan đến rất nhiều văn bản Luật đã ban hành như Bộ luật Hình sự, Luật an toàn thông tin mạng, Luật cơ yếu, Luật Khoa học công nghệ, Luật Công nghệ thông tin… Vì vậy, cần rà soát kỹ các quy định để tránh chồng chéo, trùng lắp. Đồng thời, cần xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong dự thảo Luật về an ninh mạng.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng đây là dự án Luật khó, nhiều nội dung phức tạp nên cần nghiên cứu kỹ, lựa chọn kinh nghiệm của các nước để xây dựng. UBTV Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Sơn Tùng
“An ninh mạng phải song hành với sự phát triển của internet”
Lương cơ sở tăng lên 1.39 triệu đồng/tháng từ 01/7/2018
-
1Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
2Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
3Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
4Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
5VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
6Thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.