Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiến nghị sửa Luật đất đai

04/11/2016 11:25

(kiemsat.vn)
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã kiến nghị sửa đổi quy định về hạn điền trong Luật đất đai năm 2013 để tháo gỡ vướng mắc cho sự phát triển nông nghiệp

Tái cơ cấu nông nghiệp bước đầu thành công

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: một số ngành hàng lớn chúng ta đã hình thành và có những điểm căn cốt để thực hiện có thể hội nhập. Tôi lấy dẫn chứng mấy ví dụ: Một, về chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn thì hiện nay chúng ta đã hoàn thiện bước cơ bản ban đầu. Về công đoạn giống chúng ta tiếp cận công nghệ tiên tiến thế giới. Trong tổng số 30 triệu con lợn, 4 triệu lợn giống, chiếm tỷ lệ 15% thì hiện nay những dòng giống này của chúng ta toàn dòng giống nhập và tiên tiến trên thế giới. Hay sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm hiện nay của chúng ta đã đạt tới mức 1 năm công suất tiềm năng là 20 triệu tấn và hiện nay thực tế chúng ta đang sản xuất là 15 triệu tấn kể cả giá thành, công nghệ và chúng ta hội nhập được.

nguye%cc%82%cc%83n-xua%cc%82n-cu%cc%9bo%cc%9bng-bt-bo%cc%a3%cc%82-no%cc%82ng-nghie%cc%a3%cc%82p

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Quốc hội

Về ngành thủy sản, hai sản phẩm chủ lực của chúng ta là tôm nước lợ và cá tra, tất cả công đoạn từ giống, từ tổ chức sản xuất, chuỗi sản xuất chúng ta có thể tiếp cận được với hội nhập, năm nay hai mặt hàng này xuất khẩu đều có thứ hạng trên thế giới. Hoặc ngành sữa, hiện nay chúng ta có tốc độ tăng trưởng liên tục 2 con số trong 6, 7 năm nay, sản phẩm sữa Việt Nam đã xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới, gần đây TH Truemilk đã thành lập một nhà máy kèm theo một trang trại rất lớn 100.000 ha tại Nga. Điều đó cho thấy một số ngành chúng ta đã tiệm cận được.

Ở cấp doanh nghiệp, hiện nay chúng ta đã có nhiều doanh nghiệp lớn tập trung đầu tư khu vực nông nghiệp, như Vingroup, Tabaco, Hòa Phát, Minh Phú, Vĩnh Hòa, những công ty lớn này đã tập trung hướng vào nông nghiệp. Chúng ta đánh giá về tái cơ cấu bước đầu có sự thành công.

canh-dong-mau-lon

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam bước đầu có sự thành công

Tuy nhiên, bên cạnh thành công, vẫn còn một số hạn chế nhất định như vẫn sản xuất trên quy mô rộng, nhỏ lẻ, công nghệ không cao, do đó rất khó kiểm soát an toàn thực phẩm, sức cạnh tranh chưa được tốt; chuỗi sản phẩm tạo ra trừ một số mặt hàng lớn có sản phẩm chế biến sâu, còn lại hầu hết là sản phẩm thô; thị trường của chúng ta thiếu ổn định, thậm chí tiềm ẩn rất nhiều rủi ro; nhân tố hạt nhân trong tổ chức sản xuất của chúng ta là doanh nghiệp, là hợp tác xã thì chưa nhiều

Hai nhóm giải pháp lớn và sự cần thiết sửa luật để phát triển

Thứ nhất là xác định nhóm sản phẩm lợi thế quốc gia để chúng ta tập trung dồn những giải pháp tổng hợp lại. Nhóm sản phẩm cấp quốc gia là nhóm chúng ta có lợi thế, có quy mô và có giá trị lớn. Hiện nay ngành cùng các địa phương xác định khoảng 10 sản phẩm có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ đô la trở lên, trong đó như cá tra, tôm, rau quả, điều, cà phê, thịt lợn, trong nhóm này có khoảng 10 sản phẩm, chúng ta sẽ dồn lực vào, tất cả các giải pháp để tập trung cho nhóm sản phẩm quốc gia.

Thứ hai là nhóm sản phẩm có quy mô đặc thù của các tỉnh nhưng có giá trị lớn hàng trăm triệu đồng. Ví dụ như vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Cao Lãnh hoặc cam Cao Phong. Tôi lấy một ít dẫn chứng như thế để thấy 63 tỉnh, thành của chúng ta đều có một lợi thế riêng để xây dựng những ngành hàng chủ lực của tỉnh. Vừa qua Lục Ngạn, Bắc Giang đã tập trung riêng quả vải thu 5000 tỷ. Nhánh thứ hai của trục sản phẩm chúng ta sẽ dồn lực vào khu vực này.

Nhóm thứ ba là nhóm có quy mô địa hương, tức là chúng ta rất đa dạng sinh học, 63 tỉnh thành đều có lợi thế riêng mà ở đây là cấp phổ biến của những sản phẩm liên quan đến bà con nông dân. Mô hình mỗi làng một sản phẩm ở Quảng Ninh, đến bây giờ tổng kết 3 năm đạt được 185 sản phẩm. Như vậy thành hàng hóa quy mô cấp địa phương, có những hàng hóa có thể xuất khẩu được. Như vậy ba trục nhóm sản phẩm này chúng ta sẽ dồn lực vào cho rõ, và để cụ thể hóa từng nhóm sản phẩm.

Giải pháp thứ hai là tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn then chốt, tạo động lực cho sản xuất. Ở đây có mấy vấn đề mà nút lớn nhất hiện nay là về đất đai. Tất cả những doanh nghiệp, tất cả hợp tác xã, những nông dân thực thụ yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn rất trông mong vào chỗ này. Thực tiễn chứng minh tất cả các tỉnh chúng tôi đi kiểm tra, giám sát thấy ở đâu nông dân tích tụ cỡ vài ba chục hecta cho đến hàng trăm hecta đều có thể sản xuất hàng hóa và hội nhập được.

Ngay gần đây, Hưng Yên có một anh sản xuất lúa 120 hec ta đã xuất khẩu thẳng lúa sang Nhật Bản, áp dụng cơ khí hóa tất cả các công đoạn. Từ gieo mạ cho đến cấy, chăm sóc, quản trị và đóng gói bao tiêu. Hay một anh nông dân sản xuất chuối 120 hec ta xuất thẳng sản phẩm đi Nhật Bản. Vấn đề này đặt ra đối với các doanh nghiệp càng nóng bỏng hơn. Do đó, nút thắt đầu tiên chúng ta đó là vấn đề tích tụ ruộng đất. Theo luật năm 2013, Điều 129, 130 hiện nay chúng ta giới hạn hạn điền. Đối với sản xuất những cây trồng ngắn ngày là 2 hecta đối với toàn bộ các vùng, trừ Đông Nam Bộ, Đông Nam Bộ là 3 hec ta.

Rõ ràng nút thắt đầu tiên chúng ta ở đây đó là nút thắt về đất đai. Nhân chủ đề hôm nay chúng tôi xin kiến nghị luôn. Nếu Quốc hội cho phép sửa Điều 129 (Luật đất đai 2013 – PV), chúng ta không có hạn điền này nữa thì vấn đề tích tụ sẽ đảm bảo được đến ngưỡng cho phép. Ở đây sẽ có hai câu chuyện, một là chúng ta sợ tích tụ quá lớn thì câu chuyện này, thực tiễn chúng tôi đi kiểm tra hàng chục mô hình vừa qua, trong thực tiễn sẽ không diễn ra điều này, bởi vì lý do người nông dân, người doanh nghiệp phải tính đến nước quản trị phù hợp với trình độ, không bao giờ tích tụ hơn. Thứ hai, chúng ta sợ người nông dân mất ruộng thì không có việc làm. Bây giờ đã đến lúc tất cả những mô hình này, 1 hecta người ta thuê từ 4 đến 6 công nhân, nông dân sẽ trở thành công nhân nông nghiệp và thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng từng vùng.

Chúng tôi nghĩ việc này Quốc hội cũng nên bàn, tháo nút được điểm này chắc chắn chúng ta sẽ góp một phần để tạo ra hàng hóa sản xuất nông nghiệp với quy mô nhất định mới hội nhập được. Đó là nút thắt thứ nhất (nút thắt về điều 129 Luật Đất đai – PV).

Điểm nút thắt thứ hai là chính sách. Nên tập trung chỉnh sửa những chính sách, trước hết ba nhóm chính sách rất quan trọng hiện nay như sau: Một, sửa nghị định để làm sao đưa được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đó là một chùm chính sách thứ nhất. Chính Thủ tướng cũng đang giao cho các ngành tập trung chỗ này. Hai, chính sách đối với phát triển hợp tác xã Luật năm 2012 nói rõ, tuy nhiên đi vào cuộc sống chưa có nguồn lực nhất là đào tạo năng lực, ưu tiên một số chính sách, chỗ này chúng ta phải tháo gỡ. Ba, những chính sách về những vùng dễ tổn thương, ví dụ cùng với hai chính sách đó chúng ta phải có những chính sách về vùng sâu, vùng xa, để đảm bảo cho sản xuất và đời sống đồng đều không có sự chênh lệch và riêng chỗ chùm chính sách này nay mai những đối tượng sản xuất những sản phẩm kém lợi thế nhưng hết sức quan trọng, thí dụ cây lúa chúng ta dồn lại một số vùng nhất định và có chính sách riêng chỗ này, đó là về chính sách.

Theo lịch, cả ngày 04/11/2016, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sơn Tùng

Tổng Kiểm toán Nhà nước nói về “phản pháo” của Bộ KHĐT: “Họ không trung thực, thiếu trách nhiệm“

“Điều quan trọng là kết luận của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phải có đầy đủ bằng chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu sai thì phải sửa, mới trung thực, còn nếu cần, kiểm toán có thể tổ chức họp báo đưa ra những bằng chứng” – Tổng KTNN Hồ Đức Phớc nói.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời 100% kiến nghị của cử tri

(Kiemsat.vn) - Chiều 16/5, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành thảo luận cho ý kiến về Báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Báo cáo ghi nhận Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời 100% ý kiến của cử tri.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang