BLHS 2015: Bổ sung Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
(kiemsat.vn) Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là tội danh mới được quy định tại Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Điểm mới về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong BLTTHS 2015
Chế tài áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong BLHS 2015
Biên soạn lại giáo trình giảng dạy liên quan đến BLHS năm 2015
Tội này được xếp vào chương tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Mà trực tiếp đối tượng tác động ở đây là mô và bộ phận cơ thể của con người.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
”Mô” của con người là tập hợp tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau đảm bảo chức năng nhất định. Cơ thể con người nhìn chung có bốn mô đó là: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh. “Bộ phận cơ thể” là tập hợp tất cả những cơ quan của cơ thể con người.
Hành vi thực hiện tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người bao gồm có hai hành vi chính là mua bán và chiếm đoạt hoặc vừa mua bán vừa chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của con người.
Người phạm tội trực tiếp tác động vào cơ thể của nạn nhân nhằm chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của con người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hoặc không tác động trực tiếp nhưng lại tiến hành mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể đó thì sẽ bị truy cứu về tội mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Người phạm tội tiến hành mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người một cách cố ý. Người phạm tội thấy trước được hành động của mình sẽ là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện, biết hậu quả xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra.
Cũng giống như tội phạm khác chủ thể thực hiện tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chủ thể thực hiện tội này không phải là chủ thể đặc biệt. Chỉ người từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
Hình phạt của tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
Khung cơ bản: Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Khung tăng nặng thứ nhất: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Có tổ chức: Là việc thực hiện hành vi phạm tội có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm và có sự lên kế hoạch, phân hóa về vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mỗi người khi thực hiện hành vi đó.
Vì mục đích thương mại: Chỉ cần người phạm tội mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người có mục đích lợi nhuận là đã cấu thành tội phạm chứ không cần rõ người phạm tội thực hiện hành vi đó có thu được lợi nhuận hay không.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp này là chủ thể đặc biệt: bác sĩ…
– Đối với từ 02 người đến 05 người;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Khung tăng nặng thứ hai: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
Có tính chất chuyên nghiệp: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là việc thực hiện tội phạm từ năm lần trở lên đối với một loại tội phạm không phân biệt đã truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa được xóa án tích. Người phạm tội lấy các lần phạm tội là nghề sinh sống chính và lấy kết quả thực hiện phạm tội làm nguồn sống chính.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Đối với 06 người trở lên;
– Gây chết người;
– Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Anh Nga
(giới thiệu)
Quy định mới về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điểm mới của BLHS 2015 đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.